Món ăn được nhắc tên vốn quen thuộc trong các gia đình, được mệnh danh là một trong những loại rau ‘nhân sâm của người nghèo’, tuy nhiên nếu gặp các dấu hiệu này, bạn nên tránh sử dụng.
- 4 loại trái cây có tác dụng giảm cân, ‘đốt cháy mỡ thừa’, tăng tuổi thọ hoàn hảo cho cơ thể
- Không phải bia rượu, những món ăn có thể ‘tàn phá’ lá gan, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt
Mướp rất lành và tốt cho sức khỏe nhưng khi đã có vị đắng thì lại trở thành chất kịch độc, có thể khiến người ăn bị mất mạng. Ngoài những dưỡng chất và các lợi ích được kể ra, bạn nên lưu ý để có thể ăn món canh này một cách bổ dưỡng nhất:
Mướp đã bị đắng
Trong phần mướp bị đắng có chứa chất alkaloid – một chất có dược tính mạnh tồn tại trong thực vật. Điều này dễ dẫn đến trái mướp bị đắng và con người rất nhạy cảm với độc tính của nó. Khi không may ăn trúng mướp có vị đắng, bạn có thể gặp các biểu hiện như chóng mặt, suy nhược, co thắt dạ dày và các triệu chứng ngộ độc khác sau khi ăn.
Chính vì vậy, nếu ăn thấy mướp bị đắng thì chúng ta nên bỏ đi, để tránh ăn vào bị ngộ độc.
Một cụ ông đã mắc phải các dấu hiệu này, tại Trung Quốc. Khi ăn xong, ông bị tiêu chảy 3 ngày liền, sụt cân, gia đình phải đưa ông đi cấp cứu. Bác sĩ chỉ ra ông không may bị ngộ độc khi gặp ăn phải mướp có vị đắng.
Những nguyên nhân của mướp có vị đắng có thể do bị côn trùng châm chích, cũng có thể do môi trường trồng cây bị ô nhiễm, bảo quản không đúng cách…
Người có thể trạng yếu, hoặc mới ốm dậy
Mướp có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với người bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, người bệnh trĩ, nóng trong người… Tuy nhiên, khi mới ốm dậy, bạn không nên ăn mướp. Các tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, hoạt huyết của mướp lúc này khiến cho người có thể trạng yếu khó hấp thu hơn.
Người bị tiêu chảy, kiết lỵ
Một trong những công dụng của quả mướp là chữa trị chứng đi đại tiện khó khăn do bệnh trĩ, mướp cũng có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Tuy nhiên, với người cơ địa yếu, người đang bị tiêu chảy hoặc kiết lỵ khi ăn mướp sẽ bị hàn và làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Người tỳ vị kém, hay bị đau bụng, tiêu chảy đều không nên ăn mướp thường.
Kết hợp với củ cải trắng
Chúng ta dễ bắt gặp trong các cửa hàng có chung hai món ăn này vì chúng đều có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn nên tránh ăn chung cùng lúc bởi theo y học cổ truyền Trung Quốc, nam giới nếu ăn cùng lúc củ cải trắng và mướp có thể làm suy giảm chức năng tình dục, gây tổn hại sinh lực nghiêm trọng.
Ngoài ra, cả củ cải trắng và mướp đều là thực phẩm có tính lạnh nên nếu ăn cùng nhau sẽ khiến cơ thể bị lạnh hơn nhất là khi bị cảm lạnh, điều này sẽ dễ gây ra sự khó chịu cho sức khỏe.
Rau chân vịt
Mướp cũng là một trong những thực phẩm ‘kỵ’ với rau chân vịt (rau bina, cải bó xôi) bởi cả hai đều có tính lạnh, chứa nhiều chất xơ và chất bột đường. Mướp và rau chân vịt có thể đẩy nhu động đường ruột, có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy nặng.
Món rau thích hợp kết hợp với mướp có thể kể tên như rau mồng tơi, rau đay.
Các món ăn bổ dưỡng với mướp
Có thể kể tên thành phần dinh dưỡng trong mướp có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin... Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, carbohydrate, vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, mangan, kali, sắt, magie, đồng và chất xơ.
Mướp có vô vàn tác dụng được kể tên như: Tăng cường miễn dịch, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm khớp, giúp da dẻ khỏe mạnh, trị chứng thiếu máu, lợi sữa, cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, giúp mắt khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hay thâm chí các bệnh về não bộ, tăng sức khỏe não bộ, giảm tình trạng đau nửa đầu…
- Bạn có thể nấu canh mướp và thịt, giúp thanh nhiệt giải độc.
- Bạn nấu canh mướp với chân giò heo, đậu phộng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.
- Bạn có thể xào mướp và trứng.
- Canh cua mướp - mồng tơi
- Mướp xào tôm.
- Lươn hấp mướp,... có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe.
Bạn chú ý làm chín mướp, tránh ăn sống. Và hạn chế để qua đêm hay đun lại nhiều lần.