Măng cụt có tác dụng gì cho sức khỏe của chúng ta?

Sức khỏe 02/06/2020 15:12

Dù đã ăn rất nhiều, nhưng không mấy người biết được măng cụt có tác dụng gì với sức khỏe. Vì vậy, chưa biết ăn đúng cách để tận dụng tối đa những lợi ích mà loại trái cây này mang lại.

Măng cụt là loại trái cây thơm ngon, có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đã có nhiều nghiên cứu y khoa được tiến hành và khám phá ra những công dụng của loại quả này. Rất nhiều y bác sĩ phải bất ngờ về những lợi ích mà nó mang lại cũng như tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn sai cách.

mang cut co tac dung gi
Măng cụt có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt cho các thành viên trong gia đình, việc tìm hiểu măng cụt có tác dụng gì và ăn sao cho đúng cách là điều rất cần thiết. Những kiến thức nền tảng, sẽ giúp bạn chăm lo cho người thân yêu tốt hơn.

Ăn quả măng cụt có tác dụng gì?

Trong 100g măng cụt chứa: 73kcal năng lượng, cacbohdrat 17,91g, chất xơ 1,8g, chất béo 0,58g, chất đạm 0,41g, cùng các loại vitamin và chất khoáng khác. Cụ thể, các loại vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9 và vitamin C. Còn chất khoáng gồm canxi, sắt, magie, mangan, photpho, kali, natri, kẽm… Đây là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và làm nên “thương hiệu” tác dụng của măng cụt.

Không chỉ có phần thịt, phần vỏ của măng cụt cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh được, trong vỏ của quả măng cụt chứa khoảng 7-13% tamin, chất nhựa và chất mangostin. Bên cạnh đó còn có một lượng nhỏ tinh thể hình phiến nhỏ, màu vàng tươi, nhựa có chứa hợp chất đắng xanthones.

mang cut co tac dung gi 1
Măng cụt chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe 

Vì vậy, phần vỏ sẽ được tận dụng làm trà măng cụt để giải nhiệt vào mùa nắng, giữ ấm cho cơ thể vào những ngày đông. Loại trà này giúp làm dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp kích thích thần kinh trở nên phấn chấn hơn, năng động hơn.

Ngoài ra, măng cụt còn có rất nhiều lợi ích “thần kỳ” khác như:

Tăng cường sinh lực cho cơ thể

Trong quả măng cụt chứa một lượng lớn Tryptophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị. Những người ăn măng cụt thấy rõ sự tăng cường sinh lực và khỏe khoắn sau khi ăn.

Hỗ trợ và phòng ngừa ung thư

Quả măng cụt chứa thành phần có giá trị cho y học, đó là một nhóm hợp chất mang tên “xanthone”. Chất này thuộc nhóm chất chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật (polyphenol). Khi ăn măng cụt cơ thể có thể nhận được khoảng 40 xanthone từ măng cụt, nhiều nhất ở vỏ.

Xanthone kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật lạ xâm nhập. Từ đây, kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, quả măng cụt còn cung cấp một lượng chất antimikorbial. Đây cũng là một chất chống oxy hóa tự nhiên. Nó có tác dụng giúp các mạch máu khôi phục sự đàn hồi, lưu thông tốt, hạn chế các bệnh về tim.

Giúp duy trì cân nặng ổn định

Do chứa hàm lượng đường lớn nên nhiều chị em lo lắng, đặt câu hỏi ăn măng cụt có béo không. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nhờ vào đặc tính chứa nhiều xanthone nên măng cụt giúp làm giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Bên cạnh đó giúp làm giảm và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực hiệu quả. Vì vậy, ăn măng cụt được xem là một phương pháp giảm cân an toàn cho các chị em.

mang cut co tac dung gi 2
Ăn măng cụt giúp duy trì cân nặng lý tưởng

Kháng thể xanthones sẽ nhanh chóng đào thải cholesterol xấu ra ngoài và chống béo phì. Đồng thời, các kháng thể này cũng giúp các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước. Nhờ vào đó có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giải quyết được nỗi âu lo về vấn đề cân nặng.

Giảm huyết áp

Huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm, dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Đồng thời làm gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Vì vậy, căn bệnh này để lại nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Bệnh có rất nhiều biến chứng như cơn đau thắt ngực, nhũn não… Thậm chí bị xuất huyết não, suy thận, tăng áp động mạch võng mạc, rối loạn tiền đình, mù lòa…

Chính vì vậy, một trong những tác dụng của măng cụt phải kể đến đó là có hữu hiệu trong việc ngăn ngừa tăng huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi. Việc ăn măng cụt đúng cách kết hợp cùng với uống thuốc điều trị sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt. Điều này hạn chế cơ chế điều hòa ngược, làm cho việc đáp ứng của huyết áp tốt hơn.

Ngoài ra, ăn măng cụt còn có tác dụng rất tốt trong việc củng cố đường tiết niệu, làm đẹp da, chống lão hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề sức khỏe do suy yếu hệ miễn dịch… Vì vậy, qua những chia sẻ ở trên, bạn đã biết được măng cụt có tác dụng gì cho sức khỏe rồi chứ. Từ bây giờ hãy cố gắng tận dụng hết những lợi ích tuyệt vời từ loại quả này nhé!

Ăn măng cụt nhiều có tốt không?

Chúng ta không thể phủ nhận măng cụt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách cũng để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Theo đó, mỗi ngày bạn không nên ăn quá nhiều măng cụt. Bạn nên ăn đa dạng các loại trái cây khác nhau. Trung bình mỗi tuần ăn 2-3 lần là đủ, mỗi lần không vượt quá 400-500g.

mang cut co tac dung gi 4
Măng cụt tốt nhưng không nên ăn quá nhiều

Nếu ăn vượt quá lượng quy định sẽ gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe như:

Nhiễm axit lactic

Một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho biết, khi ăn măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Axit lactic tích tụ bất thường trong máu, gây ra chứng buồn nôn và cơ thể yếu. Nếu không điều trị có thể gây sốt và dẫn đến tử vong.

Gây dị ứng

Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng khi ăn nhiều măng cụt có thể bị nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng. Thậm chí là ngứa và phát ban ở những vùng nhạy cảm. Ngoài ra còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng miệng, môi, họng, tức ngực…

Can thiệp quá trình đông máu

Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do đó, khi bạn đang bị thương hoặc chuẩn bị làm phẫu thuật thì không nên ăn măng cụt.

Nên ăn măng cụt khi nào?

Với những người không thuộc những trường hợp như: bị bệnh tiêu hóa, cơ thể dễ dị ứng, chuẩn bị làm phẫu thuật… thì ăn măng cụt khi nào cũng được. Tuy nhiên, không ăn măng cụt trước bữa ăn. Bởi loại trái cây này có vị hơi chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Nếu ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Tốt nhất, bạn nên sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

mang cut co tac dung gi 5
Dùng dao sắc để cắt măng cụt, tận hưởng thịt bên trong trọn vẹn

Để thưởng thức phần thịt bên trong thơm ngon trọn vẹn thì bạn nên sử dụng một con dao sắc, để tách được lớp vỏ cứng bên ngoài. Cắt theo một đường tròn ngang chia đôi quả măng cụt (không cắt dọc quả măng cụt). Đưa lưỡi dao đủ sâu để không chạm vào phần thịt. Sau đó dùng tay tách đôi quả măng cụt ra và dùng dĩa để ăn. 

Việc ăn uống đúng cách đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, điều này càng quan trọng hơn khi bạn muốn tận dụng tối những lợi ích mà măng cụt mang lại - loại trái cây tốt cho sức khỏe với khả năng chống ung thư hoàn hảo. Do đó, khi đã biết ăn măng cụt có tác dụng gì, thì bạn hãy ăn đúng cách, để sử dụng loại trái cây này tốt nhất, luôn đẹp và khỏe mạnh nhé!

 

Ăn nửa cân măng cụt bệnh nhân suy thận nhập viện vì ngưng tim: Bác sĩ cảnh báo gì?

Theo TS Nguyễn Cao Luận cho biết, các loại rau xanh, trái cây, lá lẻo đều chứa nhiều kali và với bệnh nhân suy thận mãn ăn nhiều có thể gây ngừng tim.

TIN MỚI NHẤT