Lẹo mắt có lây không là những thắc mắc của những người bị bệnh này và những người sống chung với người bệnh mong muốn được giải đáp.
Lẹo mắt là một bệnh lý về mắt gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy lẹo mắt có lây không và cách chăm sóc lẹo mắt như thế nào, chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên qua nội dung bài viết này.
Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt
Trước khi tìm hiểu lẹo mắt có lây không thì chúng ta cùng đi tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này.
Lẹo mắt hay còn gọi là mụn lẹo là những mụn nhỏ xuất hiện ngay cạnh lông mi. Nó có thể hình thành ở mặt trong hoặc mặt ngoài của mi mắt. Lẹo thường có mủ kèm theo.
Người bị lẹo mắt có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, có trường hợp sưng to cả mi mắt.
Một số loại lẹo mắt thường gặp:
- Lẹo ngoài mí mắt: Trường hợp này lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Đa số là bị nhiễm trùng tuyến Zeiss.
- Lẹo trong mí mắt: Khi gặp phải trường hợp này lẹo sẽ mọc bên trong bờ mi. Phổ biến là do bị nhiễm trùng tuyến Meibomius.
- Đa lẹo: Lẹo mọc nhiều trên 1 mi, 2 mi hoặc thậm chí là quanh mắt
Triệu chứng của bệnh lẹo mắt
Triệu chứng phổ biến của bệnh là sưng mí mắt, nổi mụn ở mí mắt trên, mắt có thể bị chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng. Mí mắt trên bị sưng và đau.
Một số trường hợp bệnh nặng có thể kèm thêm những triệu chứng như: sốt, đỏ và sưng mi mắt dưới, sưng má, mụn lẹo ở mắt chảy máu, cục u sưng lớn…
Nguyên nhân gây bệnh
- Các tuyến quanh mí tiết ra nhiều dầu, làm tắc nghẽn tuyến dầu, gây viêm nhiễm, từ đó tạo thành các u nhỏ.
- Bạn có thể bị lẹo do viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm kẻ viền mắt.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh lẹo mắt:
- Sử dụng tay dụi mắt khi không vệ sinh sạch sẽ
- Sử dụng kính áp tròng khi chưa được khử trùng
- Không tẩy lớp trang điểm mắt trước khi đi ngủ
- Sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm mắt quá cũ hoặc đã hết hạn sử dụng
- Người đã từng bị viêm mí hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.
Cách điều trị lẹo mắt
Để có phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ sử dụng đèn chuyên dụng để rọi vào mắt hoặc dùng kính lúp để kiểm tra mí mắt người bệnh.
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh trong trường hợp lẹo bị nhiễm trùng. Thông thường thuốc kháng sinh được dùng dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp hết sưng. Đôi khi bác sĩ cũng kê các thuốc giảm đau để giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra.
Với những trường hợp lẹo đã tạo mủ bệnh nhân cần phải chích rạch để mủ chảy ra. Với những trường hợp này bệnh nhân thường rất lo lắng là chích lẹo mắt có đau ko, thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi trước khi làm bác sĩ đã sử dụng thuốc gây tê bề mặt nên bạn không có cảm giác đau đớn trong khi làm.
Với những trường hợp bị lẹo mắt ở thể nhẹ, bạn cần đặt túi chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 20 phút vài lần trong ngày sẽ giúp mở lỗ chân lông ở mí mắt và mở các tuyến dầu, giảm sưng và đỏ.
>>> Xem thêm:
- Bật mí 5 cách trị lẹo mắt dân gian hiệu quả tại nhà
- Mẹo chữa hết lẹo mắt bằng kim an toàn tại nhà
Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt
- Cần thường xuyên giữ vệ sinh bờ mi mắt, nhất là sau khi di chuyển trên đường. Nên rửa mi mắt bằng nước muối sinh lý kết hợp với massage mi mắt hàng ngày.
- Không tự ý chữa lẹo mắt bằng cách nặn mủ, đắp lá, vì dễ làm tổn thương lan rộng, dai dẳng, dễ tái phát và để lại sẹo xấu.
- Cần có kính bảo hộ khi làm việc khi làm việc trong những môi trường khói bụi, ô nhiễm. Sử dụng kính khi di chuyển trên đường.
- Thay mascara định kỳ tránh vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.
- Luôn giữ cho da mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ. Không lấy tay dụi mắt khi có bụi bẩn bám trên mắt.
- Hạn chế sử dụng các loại phấn trang điểm mắt.
- Khi bị lẹo mắt cần ngưng sử dụng kính áp tròng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Hạn chế một số thực phẩm gây kích ứng mắt như: thịt chó, thịt dê, ớt, tỏi, hẹ, các chất kích thích…
- Có rất nhiều người quan tâm lẹo mắt có lây sang người khác không thì câu trả lời là có. Đây là bệnh rất dễ lây lan vì vậy không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt với những người khác.
- Khi có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lẹo mắt nặng cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý điều trị tại nhà.
Trên đây là những nội dung tìm hiểu về bệnh lẹo mắt cũng như giải đáp thắc mắc lẹo mắt có lây không. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích để bạn đọc biết cách phòng ngừa bệnh lẹo mắt cũng như có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.