Bạn đã bao giờ biết đến phương pháp sử dụng lá ổi chữa tiểu đường bao giờ chưa? Các nghiên cứu gần đây cho thấy lá ổi có khả năng điều trị bệnh tiểu đường và giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng. Dưới đây là những thông tin cần thiết dành cho những độc giả quan tâm.
- Cho ngay dầu vào chảo là sai, hãy bôi thứ này xuống đáy chảo trước khi rán, đảm bảo đậu phụ giòn tan
- Món salad đẹp như mơ - chất lượng như nhà hàng, chuẩn Eat Clean ai thử cũng thích
1. Tiểu đường là bệnh gì?
Như chúng ta đã biết, mỗi người đều sẽ mắc phải một số loại bệnh trong cuộc đời. Một số bệnh không có nguyên nhân cụ thể, một số ít các bệnh có nguyên nhân từ di truyền, mất cân bằng hóc-môn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng, chấn thương, lối sống không lành mạnh, các bệnh về nội tạng, tiêu hóa…
Tiểu đường là một loại bệnh mà nguyên nhân bao gồm nhiều yếu tố, như: di truyền, lối sống không lành mạnh và cả khi sinh. Được định nghĩa là một bệnh chuyển hóa (metabolic disease) trong đó lượng đường trong máu tăng lên quá cao, do sự mất cân bằng của hóc-môn insulin.
Có rất nhiều loại tiểu đường, dựa vào các triệu chứng và các nhóm người bị mắc phải.
- Tiểu đường loại 1: khi tuyến tụy sản sinh ra một lượng insulin rất nhỏ hoặc không có.
- Tiểu đường loại 2: khi cơ thể mất khả năng xử lý đường, dẫn đến lượng đường trong máu tăng.
- Tiểu đường khi mang thai tạm thời ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai, trong khi ảnh hưởng đến thai nhi.
Các triệu chứng của tiểu đường bao gồm:
- Khát nước quá mức
- Mệt mỏi thường xuyên
- Hay đi tiểu
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Giảm cân
- Giảm thị lực
- Giảm khả năng tự chữa lành vết thương
Hiện nay, tiểu đường chưa có thuốc chữa. Tuy nhiên ngay khi bệnh bắt đầu có triệu chứng, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng sự hỗ trợ của thuốc, các phương pháp từ thiên nhiên và thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh.
2. Lá ổi chữa tiểu đường được không?
2.1. Các lợi ích cho sức khỏe của lá ổi
Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Quả ổi vị ngọt hơi chua, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận khác của ổi được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi ngoài phân lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường)…
Cây ổi thường xuất hiện ở các nước có khí hậu nhiệt đới; cây ra quả ổi là món trái cây nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, không thể không kể đến việc lá ổi trị tiểu đường cùng nhiều công dụng khác đối với sức khỏe.
Trong ổi có chứa chất chống ôxy hóa như vitamin A, C. Bên cạnh đó, lá và quả ổi còn chứa vitamin B2, E và K, chất xơ, canxi, đồng, folate, sắt, mangan, kali và phốt pho hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi được nhiều người ưa dùng.
Sử dụng lá ổi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, như điều trị tiêu chảy, giảm viêm lợi, giảm cholesterol, ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt,… Và hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lá ổi là loại lá cây chữa bệnh tiểu đường.
Theo một nghiên cứu ở Hàn Quốc nhận định, quả và lá ổi đều có tác dụng hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định. Kết quả cho thấy, dịch chiết từ lá ổi ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine phosphatase 1B, có tác dụng trực tiếp điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Các thành phần trong lá ổi có tác dụng tăng độ nhạy của insulin và hiệu suất của glucose đến các tổ chức ngoại vi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy kết quả giảm đường huyết trên động vật. Cụ thể là: với thỏ sau khi cho uống nước ép ổi, tỷ lệ đường huyết giảm 25% trong 4 giờ; đối với chuột là 46% sau 4 giờ.
2.2. Lá ổi chữa bệnh tiểu đường như thế nào?
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Nutrition & Metabolism (Dinh dưỡng và Chuyển hóa) cũng cho thấy lá ổi có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu giải thích rằng lá ổi có thể giảm tác dụng của enzyme alpha-glucosidase, có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành đường glucose trong máu, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó chứng minh rằng, việc sử dụng lá ổi hoặc tinh chất lá ổi trong các bữa ăn sẽ làm giảm lượng đường trong máu.
Phương pháp sử dụng lá ổi chữa tiểu đường này hoàn toàn từ thiên nhiên và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước bắt đầu phương pháp này.
3. 4 cách dùng lá cây chữa bệnh tiểu đường
3.1. Cách 1
– Rửa sạch 250gr quả ổi
– Thái miếng, ép lấy nước
– Chia 2 lần sử dụng trong 1 ngày.
Lưu ý:
– Không gọt vỏ ổi bởi nó có chứa lượng vitamin C, chất xơ rất tốt cho cơ thể người bệnh.
– Không nên ăn phần lõi ổi có chứa hạt bởi chúng không tiêu hóa được ảnh hưởng đến dạ dày.
3.2. Cách 2
Gọt 150gr vỏ quả ổi tươi ép lấy nước uống 1 lần/ngày.
Lưu ý:
Cũng giống như bài thuốc thứ nhất thì bài thuốc này cần sử dụng ngay sau khi ép bởi nếu để lâu sẽ làm giảm vitamin C có lợi cho cơ thể người bệnh tiểu đường.
3.3. Cách 3
Bài thuốc lá ổi trị tiểu đường hiệu quả:
– Sử dụng 50gr lá ổi non tươi hoặc 30gr lá ổi phơi khô
– Rửa sạch, thái nhỏ
– Giã hoặc xay nhỏ với nước đun sôi để nguội rồi uống hàng ngày.
– Liều dùng: Uống 1 lần/ngày
Tác dụng:
– Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ép từ lá ổi non có thể gây ức chế các enzyme khác nhau, chuyển đổi carbohydrate trong đường tiêu hóa thành glucose, từ đó làm chậm sự hấp thụ của nó vào máu.
– Trong một thử nghiệm lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản, việc sử dụng nước lá ổi thường xuyên giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường loại 2.
3.4. Cách 4
– Dùng lá ổi non: 50r
– Lá sa kê tươi: 100gr
– Đậu bắp tươi: 100gr
Các thành phần trên rửa sạch, nấu nước uống hàng ngày giúp kiểm soát đường máu cho người bệnh đái tháo đường.
4. Những lưu ý khi dùng lá ổi lá đào trị tiểu đường
Bên cạnh việc sử dụng lá ổi chữa tiểu đường, bạn cần duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học và điều độ. Dưới đây là một số nguyên tắc cho một chế độ ăn uống hàng ngày mà bạn có thể tham khảo:
- Nên chia ra từ 5-6 bữa ăn cả chính và phụ trong ngày để lượng đường huyết luôn được cân bằng;
- Ưu tiên ăn các món chế biến luộc, nướng, hấp;
- Chế độ ăn hàng ngày phải đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể gồm: đạm, béo, đường tinh bột và vitamin & khoáng chất;
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt;
- Nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn, cụ thể là ít hơn 6g/ ngày (nêm vào thức ăn và nước chấm)
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ trong bữa ăn.
- Bỏ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Lá ổi chữa tiểu đường là một phương pháp đến từ thiên nhiên được khoa học chứng minh hiệu quả. Bên cạnh đó, khi bạn có một chế độ ăn uống, lối sống phù hợp, cùng một phương pháp điều trị hiệu quả, chắc chắn bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát.