Nam thanh niên tỉnh giấc giữa đêm do đau tai dữ dội, đi khám tá hỏa có xác gián bên trong tai khiến bác sĩ và bệnh nhân đều bất ngờ.
- Đi khám rụng tóc, người đàn ông tá hỏa phát hiện bị bệnh giang mai
- Nâng cấp ‘vòng 1’ bằng hình thức 'trả góp', người phụ nữ gặp biến chứng nặng, suýt hoại tử
Theo thông tin từ Zing News, các bác sĩ tại tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận một nam thanh niên (18 tuổi, trú tại Văn Miếu, Thanh Sơn) tới khám do tai đau dữ dội.
Người bệnh cho biết có thói quen không buông màn khi đi ngủ. Trong lúc ngủ, bệnh nhân thấy đau tai dữ dội kèm cảm giác buốt ù nên đã lập tức đến bệnh viện khám.
Tại cơ sở y tế, người bệnh được chỉ định nội soi kiểm tra tai. Kết quả phát hiện một con gián đã chết, nằm sâu trong ống tai khiến bệnh nhân và bác sĩ bất ngờ. Người bệnh được bác sĩ chỉ định nội soi gắp dị vật. Sau khi được lấy dị vật, tình trạng đau buốt ở tai của bệnh nhân cũng giảm dần và có thể ra về sau một giờ theo dõi.
Thời gian qua, các bac sĩ đã tiếp nhận rất nhiều người bệnh nhập viện do bị côn trùng chui vào tai. Đáng chú ý, những người bệnh trên đều bị côn trùng chui vào tai trong lúc ngủ do không buông màn. Với những trường hợp này, nếu côn trùng không được gắp bỏ nhanh có thể bò sâu vào lỗ tai, gây thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng, viêm tai.
Với tình trạng trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý sử dụng màn để tránh tình trạng côn trùng chui vào tai khi đang ngủ. Nếu phát hiệu triệu chứng thì cần đến bác sĩ để xử lý, tuyệt đối không tự ý gắp dị vật ra khỏi tai, nếu xử lý sai cách có thể ảnh hưởng tới thính giác về sau.
Theo thông tin từ Báo Người lao động, các chuyên gia cũng chỉ ra một số dấu hiệu để biết trong tai có dị vật, kèm đó là những khuyến cáo cần lưu ý để tránh công trùng chui vào tai khi ngủ.
Kinh nghiệm, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ. Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng. Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn, vì nhiều khi không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp. Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:
- Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.
- Không nên ăn, uống trên giường.
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.