Càng lớn người ta thường đặc biệt quan tâm đến sức khỏe, tuổi thọ và luôn muốn tìm đến những phương thuốc giúp kéo dài tuổi thọ của mình. Nhưng thực ra nếu bạn để ý những người sống thọ thường đều có 3 điểm “chậm” đặc biệt, vậy đó là điểm gì?
- Thường xuyên tắm đêm gây hại đến cơ thể đến nhường nào?
- Nhịn ăn để giảm cân nhưng vẫn béo "bền vững" - nguyên nhân do đâu?
Uống nước chậm rãi
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, làm mất một lượng nước nhất định. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước hoặc uống nước một cách vội vàng, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn.
Uống nhiều nước cùng một lúc có thể khiến thận không bài tiết kịp bài tiết và làm giảm nồng độ natri trong máu, từ đó gây hại cho não, tim mạch và các cơ quan nội tiết. Các triệu chứng điển hình thường là tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, nôn mửa và kèm theo nhức đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.
Vì vậy, khi uống nước, bạn nên uống từ từ, uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục để làm dịu cơn khát.
Ăn từ tốn
Khi nhai, các tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động, tạo thêm thời gian chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa. Càng nhai kỹ, thời gian để nước bọt trộn với thức ăn càng nhiều hơn, điều này rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Các enzyme trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để giảm tải cho các công đoạn tiêu hóa tiếp theo.
Việc giảm tốc độ ăn, nhai chậm có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và bệnh đường ruột.
Những người ăn nhanh thường có chỉ số khối cơ thể, vòng eo và lượng mỡ nội tạng lớn hơn những người nhai chậm. Ngoài ra, những người ăn nhanh tăng 66% nguy cơ béo bụng và tăng 65% nguy cơ béo phì.
Ngoài ra, ăn nhanh là một yếu tố góp phần khởi phát bệnh tiểu đường.
Ăn nhanh không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường mà còn tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Một nghiên cứu của Ý chỉ ra rằng ăn nhanh, đặc biệt là vào bữa trưa và bữa tối sẽ làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lipid máu.
Rời giường nhẹ nhàng
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, mọi người không nên vội vàng rời khỏi giường mà hãy ngồi lại khoảng 5 phút. Bởi lúc này, cơ thể vẫn chưa hoàn toàn tỉnh táo và chưa thể thích nghi với các hoạt động mạnh. Nếu bạn bật dậy ngay sau khi rời giường sẽ dễ gây ra tình trạng choáng váng, chóng mặt. Vì vậy, nằm trên giường hoặc ngồi tựa vào đầu giường từ 3 đến 5 phút để giúp não bộ tỉnh táo, cử động tay chân nhẹ nhàng để máu lưu thông và giúp tim kịp thích nghi với môi trường xung quanh.
Ngoài ra, khi vừa tỉnh dậy, huyết áp sẽ tăng lên rất nhanh, đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu bật dậy quá nhanh, quá mạnh có thể khiến huyết áp đột ngột tăng cao, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, dễ gây ra đột quỵ.
Một số lưu ý đối với người trẻ tuổi để kéo dài tuổi thọ
Không phải chỉ đến khi đến tuổi trung niên ta mới quan tâm đến sức khỏe và tuổi thọ của mình mà ngay khi còn trẻ. Sau đây là những điều mà chúng ta nên lưu ý để có sức khỏe tốt và sống thọ hơn.
Đừng nên bỏ giấc ngủ trưa: Ngủ trưa là một thói quen thường thấy của nhiều người, những người ngủ trưa thường xuyên có thể giảm khả năng tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch tới 37% so với những người không ngủ trưa. Ngoài ra, một giấc ngủ trưa ngắn giữa ngày còn giúp cơ thể chúng ta giảm căng thẳng và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Luyện tập thể thao: Những người luyện tập thể thao thường xuyên sẽ luôn sống lâu hơn người không tập bởi vì luyện tập giúp cho cơ thể được giảm các nguy cơ về tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường cùng các nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Thêm vào đó khi về già, người luyện tập thể thao thường xuyên sẽ có đầu óc minh mẫn hơn người bình thường.
Có lối sống tích cực: Không chỉ luyện tập cơ thể, tinh thần cũng là một yếu tố quan trọng giúp con người sống thọ hơn. Một người có lối sống tích cực, tinh thần thoải mái thường sống thọ hơn những người có lối sống tiêu cực. Vì vậy, hãy cố gắng học cách né tránh các tác động xấu từ những người xung quanh để bản thân luôn được thoải mái khỏe mạnh.