Khi cơ thể có những dấu hiệu này, hệ miễn dịch suy giảm ở tình trạng báo động, ảnh hưởng đến tuổi thọ

Sức khỏe 08/06/2021 06:21

Khi miễn dịch trong cơ thể suy yếu, mầm bệnh sẽ dễ dàng tấn công. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp chúng ta sớm có biện pháp bổ sung kịp thời.

Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày.

Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.

Hệ miễn dịch làm nhiệm vụ xác định và loại bỏ các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch đủ mạnh sẽ giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập của các loại bệnh tật.

Một khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ đối mặt với hàng loạt vấn đề về sức khỏe.

Thường xuyên mệt mỏi: Khi làm việc quá nhiều, cũng như áp lực tâm lý sẽ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Sự mệt mỏi về thể chất sẽ được giải quyết khi bạn nghỉ ngơi hợp lý. Thế nhưng nếu để cơ thể mệt mỏi kéo dài thường xuyên, tinh thần kém thì dù có ngủ đủ giấc nhưng vẫn không có dấu hiệu giảm bớt thì có thể khả năng miễn dịch của cơ thể đang suy giảm. Tốt nhất lúc này bạn nên đi khám để có cách khắc phục sớm.

Khi cơ thể có những dấu hiệu này, hệ miễn dịch suy giảm ở tình trạng báo động, ảnh hưởng đến tuổi thọ - Ảnh 1
Dễ bị cảm lạnh là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang suy giảm, khả năng kháng virus kém. Ảnh minh họa: Internet

Dễ bị cảm lạnh: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất, chỉ cần thời tiết chuyển mùa, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh nhưng ngay cả khi không uống thuốc thì bệnh cũng có thể tự khỏi. Thế nhưng, có những người thường xuyên bị cảm lạnh và kéo dài lâu khỏi thì phải nên chú ý đến sức khỏe nhiều hơn. Đó chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang suy giảm, khả năng kháng virus kém.

Tiêu hóa kém: Người có hệ miễn dịch tốt thì khả năng tiêu hóa cũng tốt và thường không gặp vấn đề gì khi ăn uống. Tuy nhiên, khi chức năng miễn dịch suy giảm, quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cũng diễn ra kém hơn bình thường. Nếu ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì rất dễ bị tiêu chảy, nôn ói.

Không có loại thuốc hay chất bổ sung nào có tác dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Thay vào đó, những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch:

Ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động tốt.

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể con người.

Khi cơ thể có những dấu hiệu này, hệ miễn dịch suy giảm ở tình trạng báo động, ảnh hưởng đến tuổi thọ - Ảnh 2
 Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng. Ảnh minh họa: Internet

Tập thể dục: Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải mà còn làm yếu đi hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Kiểm soát căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích: lạm dụng rượu bia và chất kích thích sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

3 thói quen cực xấu của mẹ bầu sẽ khiến con còi cọc từ trong bụng, ai đang có thì bỏ ngay

Giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng, mẹ bầu nên lưu ý để con phát triển toàn diện. Chị em nào đang có 3 thói quen xấu này thì nên bỏ ngay nhé!

TIN MỚI NHẤT