Thường xuyên duy trì chế độ ăn uống đặc biệt này, tỷ lệ xơ gan, ung thư gan sẽ giảm đi đáng kể.
- 4 thói quen khiến bạn dễ nằm trong tầm ngắm của gan nhiễm mỡ, nhiều người trẻ thích làm
- Bác sĩ nổi tiếng Nhật chỉ ra món đơn giản cho bữa sáng giúp giảm cân hiệu quả, gan nhiễm mỡ cũng được quét sạch
Mới đây, một nghiên cứu đến từ nhóm tác giả Nhật bản đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm phổ biến ở đất nước mặt trời mọc có thể giúp những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) làm chậm sự tiến triển của bệnh, từ đó ngăn chặn được biến chứng xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Theo Medicalnewstoday, các tác giả của nghiên cứu này đã theo dõi chế độ ăn uống và tiến triển bệnh của 136 bệnh nhân mắc NAFLD đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Osaka Metropolitan ở Nhật Bản. Chế độ ăn uống của mỗi cá nhân được tính điểm dựa trên việc tuân thủ Chỉ số chế độ ăn uống 12 thành phần của Nhật (mJDI12). Điểm mJDI12 cao có liên quan đến việc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh xơ gan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 nhóm thực phẩm trong chế độ ăn uống của người Nhật điểm mJDI12 cao. Lần lượt là cơm, súp miso, dưa muối, sản phẩm làm từ đậu nành, rau xanh và vàng, trái cây, hải sản, nấm, rong biển, trà xanh, cà phê, thịt bò/ thịt heo. Trong những nhóm thực phẩm này, những người tiêu thụ nhiều đậu nành, hải sản và rong biển có tác dụng ức chế quá trình tiến triển của bệnh xơ gan hiệu quả nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi tác động của chế độ ăn này lên khối lượng cơ bắp và phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành sẽ có khối lượng cơ bắp lớn hơn cùng với tỷ lệ tiến triển xơ hóa gan thấp hơn. Nghiên cứu đã được công bố trên MDPI.
3 thói quen nhỏ mỗi ngày giúp ngăn ngừa bệnh gan hiệu quả
Để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe lá gan nói riêng, ngoài việc bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mọi người cần phải lưu ý những điều sau để giảm thiểu những rủi ro cho sức khỏe:
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không đủ cũng liên quan đến ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư vú. Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Nếu cảm thấy quá nhàm chán với những môn tập quen thuộc, bạn có thể tập thêm một số hình thức vận động khác.
2. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh
Ngủ đủ giấc và đều đặn có thể giữ cho hệ miễn dịch ổn định, nhất là đối với bệnh nhân viêm gan virus mãn tính. Ngủ không đủ giấc là yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh tái phát hoặc chuyển biến trầm trọng hơn. Chế độ ăn nên nhạt và ít dầu mỡ, chú ý ăn phối hợp giữa thịt và rau, tránh để đói hoặc quá no, ăn ít đồ ngọt, ít thực phẩm chiên xào, tránh xa thuốc lá, rượu bia.
Đặc biệt, không nên ăn các thực phẩm bị hư hỏng hoặc mốc. Thực phẩm bị mốc, hỏng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Chất độc này sẽ gây tổn thương trực tiếp nhất đến gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Khuyến cáo không ăn thực phẩm bị mốc, không sử dụng bộ đồ ăn bị mốc hoặc rửa kỹ trước khi sử dụng và chú ý vệ sinh nước uống.
3. Kiểm soát cân nặng
Có rất nhiều căn bệnh ung thư liên quan đến béo phì như ung thư thực quản, dạ dày, ruột kết và trực tràng, gan mật tụy, thận, nội mạc tử cung, buồng trứng, vú, tuyến giáp, màng não… Vì vậy việc kiểm soát cân nặng là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể giảm cân bắt đầu bằng chế độ ăn kiêng khoa học và tập thể dục thường xuyên. Nên nhớ, không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc trên thị trường, nếu dùng thì phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
(Theo Toutiao)