Bệnh đa xơ cứng là gì? Và đâu là những nguyên nhân gây nên chứng bệnh này?
Nội dung bài viết
Bệnh đa xơ cứng là gì?
Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống của bạn. Những người bị bệnh đa xơ cứng có thể gặp các triệu chứng như mất trí nhớ, co thắt cơ, mất thăng bằng, khó chịu ở mắt, nói lắp và nhiều triệu chứng khác.
Bệnh đa xơ cứng gây tổn thương myelin - lớp bảo vệ xung quanh các tế bào thần kinh của bạn, khiến các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn, sẽ hoạt động chậm hơn hoặc dừng lại.
Nói chung, có một số biến thể gen nhất định hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh đa xơ cứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Ngoài ra, một số yếu tố môi trường hoặc lối sống như hút thuốc lá, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
Ai có thể bị bệnh đa xơ cứng?
Một số người có nhiều khả năng phát triển bệnh đa xơ cứng hơn những người khác. Các yếu tố góp phần vào điều này bao gồm:
- Tuổi tác: Hầu hết mọi người được chẩn đoán ra bệnh đa xơ cứng trong độ tuổi từ 20–50.
- Giới tính: Bệnh đa xơ cứng phổ biến ở nữ giới sau sinh gấp 3 lần so với nam giới. Con số này đã tăng lên từ 1,4 lần vào năm 1955, mặc dù các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn được lý do tại sao. Bên cạnh đó, nữ giới cũng có thể gặp các triệu chứng bệnh sớm hơn.
- Dân tộc: Bệnh đa xơ cứng được báo cáo phổ biến nhất ở người da trắng gốc Bắc Âu, mặc dù nghiên cứu gần đây cho thấy người Mỹ gốc Phi cũng có tỷ lệ mắc chứng đa xơ cứng tương tự. Trong đó, người Mỹ da đen bị bệnh đa xơ cứng thường bắt đầu có các triệu chứng vào khoảng 33 tuổi, còn người Mỹ da trắng mắc chứng đa xơ cứng thì thường bắt đầu có các triệu chứng ở tuổi 31.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đa xơ cứng
- Địa lý: Các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng cao nhất là Châu Âu, miền nam Canada, miền bắc Hoa Kỳ, New Zealand và đông nam Australia. Tỷ lệ này cũng có thể tăng lên từ nam đến bắc bán cầu.
- Vitamin D: Nồng độ vitamin D trong máu thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu lịch sử, theo đó, chủng tộc, dân tộc hoặc màu da có thể ảnh hưởng đến mức vitamin D, cùng với chế độ ăn uống và thời gian bạn phơi nắng. Việc hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - một nguồn vitamin D tự nhiên, cũng có thể giải thích cho sự khác biệt về địa lý và tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng.
- Hút thuốc lá: Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng và có thể dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Bởi vậy, việc bỏ thuốc lá có thể làm chậm quá trình tiến triển của các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể chỉ đến từ hành động hút thuốc. Vì trong một nghiên cứu cho biết, những người chỉ nhai thuốc lá thì không có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng.
- Béo phì: Nếu bạn bị béo phì trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, bạn có thể sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng trong tương lai, nhất là đối với nữ giới.
- Các tình trạng tự miễn dịch: Những người mắc các bệnh như tiểu đường loại 1, bệnh tuyến giáp, bệnh vẩy nến và bệnh viêm ruột (IBD) có thể có nhiều khả năng mắc bệnh đa xơ cứng hơn.
Tóm lại, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh đa xơ cứng vẫn chưa được xác định. Nhưng có một số giả thuyết đang được các nhà nghiên cứu điều tra, chẳng hạn như đó là bệnh tự miễn dịch hay phản ứng viêm sau khi bị nhiễm trùng, hoặc sự kết hợp giữa di truyền, các yếu tố môi trường và lối sống,...có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những lý thuyết này và phát triển các phương pháp điều trị cho chứng đa xơ cứng này.
Hy vọng những thông tin mới được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích tới quý bạn đọc nhé!