Những lợi ích trong khoai lang mang lại nhiều tác dụng như: giúp cân bằng đường huyết, giúp cơ thể trẻ khỏe, tăng cường giảm cân và phòng ngừa bệnh tật hữu hiệu.
- Món ăn ức chế sự sinh trưởng của khối u, ngăn ngừa ung thư được bác sĩ ưa chuộng: khỏe hơn mỗi ngày
- Ăn uống hàng ngày nhưng ít ai để ý: 3 bất thường khi đang ăn uống cảnh báo bệnh ung thư nguy hiểm, rất cần cẩn trọng
Khoai lang được ví như ‘nhân sâm nhà nghèo’ bởi những lợi ích mà loại thực phẩm này sẵn có. Thưởng thức khoai lang như một món ăn chính cho bữa ăn hàng ngày mang lại tác dụng tuyệt vời mà những bà nội trợ đều yêu thích.
Có thể kể tên, thành phần chính trong khoai lang là tinh bột giàu năng lượng nhưng giúp kiểm soát lượng đường tốt và không gây tăng cân. Vitamin A, C và các khoáng chất có lợi như canxi, kali, magie… giúp đốt cháy và diệt gọn mỡ thừa trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa chất xơ và các loại vitamin giúp phòng và điều trị một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, gan, tim mạch. Đây là món ăn rất thích hợp để nạp vào bữa sáng hàng ngày.
Các lợi ích trong khoai lang
Kiểm soát đường huyết
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể. Dồi dào chất xơ, khoai lang như ‘thần dược’ giúp no lâu nhưng duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ. Do đó, với người bệnh tiểu đường, có thể chọn nạp khoai lang thay vì cơm trắng.
Giảm cân
Khoai lang chứa ít calo nên hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày mà không lo bị tăng cân.
Khoai lang chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan nên sẽ giúp cơ thể có được cơ chế tự duy trì và điều chỉnh cân nặng tự nhiên. Các chất xơ trong đó có pectin sẽ giúp giảm lượng thức ăn hiệu quả và làm tăng hoạt động của các hormone trong cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa, phòng chống ung thư
Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả -năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
Những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Giúp mắt sáng khỏe
Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Khoai lang cũng làm giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng - là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất thị lực. Do đó, để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, bạn có thể chọn nạp thêm khoai lang mỗi ngày.
Tốt cho tim mạch, chống đột quỵ
Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và timmạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Tăng cường trí nhớ
Khoai lang chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh. Anthocyanin đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí nhớ cũng như tăng cường sự tập trung.
Không chỉ đối với người lớn, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ thực phẩm giàu anthocyanin giúp hỗ trợ tăng cường sự tập trung và chú ý ở trẻ em. Chế độ ăn giàu trái cây, rau quả trong đó có khoai lang có thể hỗ trợ giảm 13% nguy cơ suy giảm tinh thần và sa sút trí tuệ.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Khoai lang có vị ngọt tự nhiên nhưng đường trong khoai lang đi vào máu rất chậm, giúp đảm bảo một nguồn năng lượng ổn định và thường xuyên, mà không dẫn đến tăng lượng đường trong máu gây mệt mỏi và tăng cân.
Ăn khoai lang đúng cách
Thời điểm thích hợp ăn khoai lang tốt nhất là vào bữa trưa, bổ sung khoai lang bữa tối rất dễ bị trào ngược dạ dày, khó tiêu, mất ngủ… đặc biệt với người hệ tiêu hóa kém.
Sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4 – 5 giờ mới hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt ánh sáng mặt trời 2 – 5 giờ chiều tác động rất lớn tới quá trình hấp thụ canxi.
Mỗi buổi sáng thay vì ăn bún, mì, phở… thì bạn có thể bổ sung năng lượng bằng một củ khoai lang. Chỉ đơn giản như vậy, việc giảm cân bằng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả gấp bốn lần so với cách làm thông thường.
Có thể giảm tỷ lệ cơm, tăng tỷ lệ khoai lang trong giai đoạn ăn kiêng nhưng vẫn phải ăn kèm thực phẩm giàu protein, rau quả tươi để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng.
Người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng. Nếu muốn ăn nên ăn vừa phải, ăn ít một và chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần, không nên ăn kéo dài gây tổn thương hệ thống tiêu hóa.
Không chọn mua những củ khoai lang có nhiều chấm lạ, đã mọc mầm bởi chúng có thể gây ngộ độc. Nên chọn những củ khoai lang càng mới càng tốt, khoai lang càng để lâu càng ngọt là do lượng tinh bột chuyển hóa thành đường, lúc này sẽ có tác hại ngược trở lại.
Các món ăn từ khoai lang
Ngoài việc luộc khoai, bạn có thể chế biến khoai thành nhiều món ăn dinh dưỡng:
- Sữa hạt ngũ cốc và khoai lang
- Khoai lang và soup rau củ
- Cháo khoai lang đậu xanh
- Salad khoai lang
- Bánh khoai lang mè rang
- Khoai lang hấp
Bạn lưu ý khi chế biến khoai lang, tránh nhiều gia vị và chế biến bằng một số phương pháp như nướng, rán vì dễ làm tăng chỉ số đường huyết và khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.