Nhiều người cao tuổi chưa hiểu biết và dành sự chú ý đúng mức cho mối quan hệ giữa tuổi thọ và cân nặng.
- Đàn ông sau 55 tuổi vẫn có 4 "sở thích" này vào buổi tối chứng tỏ cơ thể còn rất sung sức, sống thọ
- Vóc dáng quyết định tuổi thọ: Người sống thọ có 4 dấu hiệu nổi bật trên khuôn mặt và số đo lớn ở 2 bộ phận
Nhiều người nổi tiếng dù đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn giữ được vóc dáng thon thả, gọn gàng như những người mới 30. Nhiều người cho rằng: Là người nổi tiếng, họ cần phải xuất hiện trước ống kính, do đó phải kiểm soát cân nặng của mình. Người bình thường thì không cần làm như vậy. Nếu bạn cũng có suy nghĩ tương tự thì bạn hoàn toàn sai lầm. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc duy trì và kiểm soát cân nặng hkhông chỉ có ý nghĩa với việc duy trì sắc đẹp mà còn giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh, dài lâu. Bởi lẽ, giữa cân nặng và sức khỏe thể chất thực sự có mối liên hệ chặt chẽ. Đặc biệt là khi con người bước vào tuổi trung niên.
Ảnh hưởng của thừa cân đến sức khỏe
1. Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh. Vì thế, người béo phì dễ mắc bệnh hơn và các bệnh nhiễm trùng cũng thường diễn ra lâu hơn, khó khắc phục hơn.
2. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá, xương khớp - hệ khung nâng đỡ cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài không được giải phóng gây nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
3. Việc thừa cân sẽ góp phần gia tăng tổng mức cholesterol trong máu, đồng thời mang đến nguy cơ huyết áp cao và bệnh mạch vành. Nếu ở cấp độ béo phì, lượng cholesterol sẽ tăng vọt, huyết áp đặc biệt cao và kéo theo bệnh tiểu đường.
4. Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản. Cả hai giới đều phải chịu ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của thiếu cân đến sức khỏe
1. Cơ thể thiếu cân chính là biểu hiện của sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc cơ thể không hấp thụ được các chất khi ăn uống.
Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng cho hệ miễn dịch hoạt động, làm suy giảm hệ miễn dịch nên người bệnh thường dễ mắc bệnh hay ốm vặt thường xuyên.
2. Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém.
3. Người gầy thường "tích lũy" mỡ kém nên lượng mỡ dự trữ ít hơn so với người có cân nặng bình thường. Từ đó, dưỡng chất cho não bộ cũng bị hạn chế ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung trí não hay hoạt động chính xác chân tay thường kém hơn người có cân nặng bình thường.
Duy cân nặng thế nào là hợp lý
Tóm lại, duy trì cân nặng hợp lý là vấn đề rất quan trọng và có liên quan mật thiết với sức khỏe và tuổi thọ. Vậy đối với người cao tuổi, cân nặng bao nhiêu là hợp lý?
Hãy áp dụng chỉ số BMI để xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và ở mức độ như thế nào. Chỉ số BMI được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi biết được chỉ số BMI của bản thân, bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Cách tính: Cân nặng (kg) / Chiều cao (m) ^ 2 = Chỉ số cân nặng cơ thể (BMI)
Thông thường, chỉ số BMI của người trung niên và người cao tuổi nên nằm trong khoảng từ 20 đến 26,9, đây là một con số cho thấy bạn tương đối khỏe mạnh, tất nhiên sẽ có sự chênh lệch, sai số nhỏ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số BMI không phản ánh đầy đủ tình trạng sức khỏe của một người và chỉ có thể được sử dụng để tham khảo. Hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để có những đánh giá chi tiết, chính xác nhất về sức khỏe của bạn.