Một nữ sinh viên dùng tay giúp bạn trai “tự sướng”, không ngờ ngón tay của cô xuất hiện “mụn cóc sinh dục”, bác sĩ cảnh báo rất nhiều người lơ là triệu chứng hoặc vì xấu hổ mà không điều trị.
- Sau khi quan hệ, 3 việc đàn ông không được làm, 2 điều đối với phụ nữ không được chậm trễ
- Nếu thấy triệu chứng này sau khi quan hệ thì cần đi khám ngay, ở chị em có thể là dấu hiệu 5 bệnh phụ khoa, ở nam giới thường là viêm tuyến tiền liệt
Hiện nay rất nhiều phụ nữ bị bệnh sùi mào gà do nhiễm virus HPV. Bệnh có những dấu hiệu như là nổi các nốt nhọt mọc thành từng cụm như là mào gà hay bông "súp lơ". Bác sĩ Khoa Phụ sản Trần Bảo Nhân (Bệnh viện Đài Loan) chia sẻ với Ettoday về một trường hợp: Một nữ sinh 22 tuổi vì muốn giúp bạn trai thỏa mãn nên đã dùng tay chăm sóc "cậu bé" của người yêu, không ngờ đầu ngón tay của cô xuất hiện mụn sinh dục hay còn gọi là bệnh sùi mào gà ở tay.
Bác sĩ Trần nói: "Nếu tay vừa mới bị thương mà bị nhiễm vi khuẩn HPV, rất có thể là tiền thân của bệnh ung thư. Mộ khi "súp lơ" bị nhiễm bệnh, sẽ phát triển vô cùng nhanh, khoảng 12-24h, virus sẽ tăng lên, khoảng 3-7 ngày sau sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng.
Bác sĩ Trần Bảo Nhân cho biết, bác sĩ đã gặp qua rất nhiều cô gái đến phòng khám và hỏi, thân dưới, trên ngón tay xuất hiện "súp lơ", có phải sau khi nó trưởng thành, sẽ tự rụng hay không? Đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm, bác sĩ chỉ ra rằng, "súp lơ" không chỉ không tự biến mất, đặc biệt "súp lơ" phát triển chưa hết, càng có nguy cơ mắc ung thư. Bác sĩ thường có 2 phương pháp điều trị, một là điều trị phẫu thuật chẳng hạn như đốt điện, hai là dùng thuốc điều trị, áp dụng cho "súp lơ" hạt nhỏ, hoặc "súp lơ" ở trạng thái hình ô.
Ông cũng đặc biệt cảnh báo rằng, có người hoài nghi mình bị nhiễm sùi mào gà, xấu hổ không đến bệnh viện, lên mạng tra google xem "súp lơ" của bản thân có hình thái và là loại nào, thậm chí còn mua thuốc theo hình ảnh, rất có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn, làm chậm thời gian điều trị tốt.
Bệnh sùi mào gà ở tay?
Sùi mào gà ở tay là một bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV (Human papilloma virus) gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, kể cả khi sử dụng bao cao su; qua tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở hoặc sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người bệnh.
Con đường lây nhiễm sùi mào gà ở tay
Bệnh sùi mào gà ở tay thường lây nhiễm trực tiếp qua việc quan hệ tình dục và gián tiếp qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở tay thường gặp:
- Dùng tay trong quá trình quan hệ với đối tượng nhiễm bệnh sùi mào gà là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở tay chủ yếu.
- Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng cá nhân như: Khăn tắm, đồ lót, bàn chải, bồn cầu… với người bệnh cũng dễ khiến virus HPV - gây bệnh sùi mào gà lây nhiễm sang cá thể mới.
Biểu hiện sùi mào gà ở tay
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HPV sẽ làm tăng sinh các niêm mạc da và tế bào biểu bì. Tuy nhiên, bệnh không lập tức bộc phát các triệu chứng ra ngoài mà ủ bệnh từ 2 – 9 ngày. Kết thúc thời gian ủ bệnh, sùi mào ở tay sẽ phát ra ngoài với những triệu chứng điển hình sau:
- Trên tay xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti, màu hồng, kích thước khoảng 1-2mm, mọc đơn lẻ với nhau, không gây đau hay ngứa ngáy.
- Sau một thời gian, các nốt sùi phát triển lớn liên kết với nhau thành từng mảng, từng cụm có dạng như mào gà hoặc súp lơ, bề mặt mềm mại, ẩm ướt.
- Khi bị cọ sát hoặc sang chấn, các nốt mụn này sẽ bị vỡ và chảy mủ, chảy máu gây đau rát, ngứa ngáy cho người bệnh.
- Vị trí các nốt sùi thường tập trung ở ngón tay, bắp tay… Tuy nhiên, nếu bạn để dịch ở vết thương tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể thì có thể dẫn đến sùi mào gà ở chân, sùi mào ở dương vật, sùi mào gà ở âm đạo, sùi mào gà trên mặt, sùi mào gà ở hậu môn…