Một trong những căn bệnh phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và dễ dàng lây lan qua đường hô hấp. Người già và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ mắc loại cúm này cao nhất.
- Ăn đậu đen đừng vứt bỏ phần này, chất đặc biệt hội tụ đủ collagen, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ hoàn hảo
- Cách nấu ‘thần dược’ lá tía tô kết hợp thêm nguyên liệu này tăng sức đề kháng, ngủ ngon và trị nám như ‘thuốc tiên’
Hiểu rõ hơn về cúm A
Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9... Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn của người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc các đồ vật, bề mặt nhiễm virus.
Cúm A là thường phát triển khi thời tiết chuyển mùa, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng. Virus cúm A có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Khi người cúm ho hoặc hắt xì, các dịch tiết sẽ bắn ra và bám trên bề mặt đồ vật hoặc vô tình lây bệnh khi dùng chung ly nước, đồ dùng với người mắc cúm A. Việc xác định mắc cúm A cần phải làm xét nghiệm máu.
Các triệu chứng của cúm A
Theo TS. BS Nguyễn Thành Nam, đây là tình trạng nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện:
- Sốt
- Đau cơ, mệt mỏi
- Viêm long đường hô hấp, đau họng
- Có thể kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy).
Đặc biệt ở đối tượng trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây các biến chứng như: viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể viêm não, tử vong.
Khi phát bệnh cúm A rất dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh cúm thông thường, covid-19, sốt xuất huyết... Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi có biểu hiện sốt cao, kéo dài cần khám bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác bệnh.
Các thực phẩm giúp phòng ngừa cúm A hiệu quả
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được khuyên là thực phẩm an toàn và lành mạnh nhất để phòng chống cúm A, bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng hiệu quả. Do đó, bổ sung cho cơ thể nhóm thực phẩm này trước những thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi là lợi ích tốt nhất. Các nhóm thực phẩm giàu vitamin C như: trái cây ( bưởi, cam, táo, chanh), rau củ (cà chua, ớt chuông, xà lách, rau muống)... Theo bác sĩ, một chế độ ăn uống cung cấp 100-200mg/ngày vitamin C sẽ cung cấp đủ vitamin C để đáp ứng các yêu cầu chung của một cá nhân khỏe mạnh.
Thực phẩm chứa protein
Protein là một trong những chất quan trọng để cơ thể khỏe mạnh được chỉ ra có trong các loại thịt gia cầm, cá, sữa, trứng, nấm… các món ăn này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh được bệnh trong thời điểm mùa cúm đang hoành hành. Đặc biệt, trẻ em và phụ nữ mang thai cũng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có nhiều protein.
Thực phẩm có nhiều kẽm
Thực phẩm có nhiều kẽm sẽ giúp hỗ trợ trong việc miễn dịch, giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng cũng như tăng cường sức đề kháng tương đối cao. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp giảm triệu chứng hay mau khỏi bệnh nếu mắc cảm cúm.
Theo đó, kẽm thường có ở trong những thực phẩm động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hàu, tôm… Các loại thực phẩm này có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng cũng như kết hợp với rau củ có chứa vitamin C, protein.
Một số cách phòng ngừa cúm A hiệu quả
- Tập thể dục thường xuyên, nâng cao thể trạng.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin và khoáng chất phù hợp lứa tuổi.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân trước khi đi từ ngoài về nhà, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt ho đau họng và được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
- Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc.
- Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Uống đủ nước và bổ sung các vitamin ngừa cúm A
- Tiêm vaccine cúm hàng năm, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ: người có tuổi > 65, người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai... Thời điểm thích hợp nên tiêm vào tháng 7-9 hàng năm.