Đau bụng trên rốn bên phải không đơn thuần là các triệu chứng thông thường mà ẩn đâu đó là tiềm tàng của căn bệnh về thận và hệ tiêu hóa, các chị em không nên chủ quan.
- Đau bụng dưới rốn ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
- Nguyên nhân và cách chữa đau bụng sau khi ăn sáng hiệu quả
Đau bụng trên rốn bên phải là một căn bệnh liên quan trực tiếp tới đường ruột và thận, cần hết sức cẩn thận khi có các biểu hiện bất thường.
Để kịp thời phòng chống và chữa trị một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến triệu chứng đau bụng bên phải trên rốn ở nữ, chúng tôi xin chia sẻ các thông tin về trường hợp này cũng như cách xử lý, mong rằng sẽ bổ ích cho các chị em.
Đau bụng trên rốn bên phải là bệnh gì?
Khi có các dấu hiệu đau bụng trên rốn bên phải như đau âm ỉ, đau nhẹ thì chị em cần đến bệnh viện để kiểm tra chính xác nhất chứ không nên tự chẩn đoán bệnh mà điều trị sai cách dẫn đến các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Một vài bệnh lý có thể là nguyên nhân xảy ra đau bụng cho chị em tham khảo bao gồm:
Bệnh gan
Khi đau nhói bụng bên phải trên rốn thì có khả năng bạn đã mắc phải chứng bệnh về gan như viêm gan, ung thư gan. Do đó cần tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng hoặc tắc ống mật, túi mật
Bệnh này dễ nhận biết là khi bệnh nhân có dấu hiệu đau bụng bên phải trên rốn và chấn thủy, cơn đau mỗi lần tái phát không âm ỉ mà đau rất dữ dội, khoảng cách từng cơn cách nhau vài ngày, vài tháng, có khi vài năm.
Đau ruột già
Nếu tinh tế sẽ nhận ra đau ruột già cảm giác đau sẽ khác với tắc ống mật và bệnh gan, ở đây người bệnh sẽ thấy các cơn đau như ruột bị cuộn lại, bụng chương lên, thỉnh thoảng gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
Đau thận phải
Khi nhận thấy đau bụng trên rốn bên phải nhưng cơn đau theo chiều hướng bắt đầu từ lưng sau đó lan đến vùng bụng phải thì rất có thể bạn đang gặp phải bệnh đau thận phải.
Đau ruột thừa
Biểu hiện của đau ruột thừa là cơn đau xuất hiện ở bụng trái hoặc bụng phải tùy thuộc theo sự chuyển động của ruột thừa kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, tiêu hóa kém.
Viêm bàng quang
Đối với viêm bàng quang thì cơn đau sẽ xuất hiện một cách dữ dội và tập trung ở vùng xương mu cùng các dấu hiệu nóng rát khi tiểu tiện, tiểu nhiều, nước tiểu đục, nước tiểu có mủ và máu, nước tiểu có mùi hôi.
Đau bụng trên rốn bên phải khi mang thai
Đau bụng trên rốn bên phải khi mang thai là hiện tượng bình thường ở các mẹ trong thời kỳ thai nghén do sự thay đổi của nội tiết tố và các hoocmon gây ra. Tuy nhiên, nếu vùng thượng vị đau trong một thời gian dài thì rất có thể mẹ đã gặp phải một số bệnh lý về dạ dày, gan mật, tim phổi.
Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần gây chán ăn, mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi dẫn đến bé sinh ra sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Cần đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của mẹ và bé.
Có 5 loại bệnh lý thường gặp phải khi có dấu hiệu bầu đau bụng trên rốn bên phải, các mẹ lưu ý để áp dụng khi cần nhé!
- Đau dạ dày: khi thai nhi phát triển to lên sẽ làm chèn ép vùng bụng ảnh hưởng đến áp lực lên thành dạ dày gây trào ngược khiến vùng rốn có cảm giác đau trên rốn bên phải.
- Thủng dạ dày: cũng là bệnh đau dạ dày nhưng khi tình trạng xảy ra nghiêm trọng hơn thì có thể mẹ bầu đã bị thủng dạ dày, cần cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi.
- Viêm đại tràng: khi mẹ mang thai phát hiện các biểu hiện kèm theo như ợ hơi, khó tiêu, táo bón cùng với đau nhói vùng thượng vị thì bạn đang có thể bị viêm đại tràng cấp tính.
- Bệnh tuyến tụy: bệnh về tuyến tụy được phát hiện khi cảm giác đau nhói vùng thượng vị và các dấu hiệu như chảy máu âm đạo.
- Dư thừa acid dạ dày: do khi mang thai mẹ dùng quá nhiều thực phẩm có vị chua dư thừa acid dạ dày sẽ khiến mẹ bầu đau vùng thượng vị và có cảm giác nóng rát ở ngực, cổ họng.
Biện pháp hỗ trợ bệnh đau bụng trên rốn bên phải ở nữ tại nhà
- Nghỉ ngơi, không nên làm việc nặng, quá sức, vận động đúng cách giúp bạn dễ tiêu hóa, thoải mái.
- Tắm nước ấm hoặc dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.
- Thư giãn tinh thần, không nên căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Không dùng thuốc mà chưa được bác sĩ tư vấn.
- Các mẹ bầu nên chú trọng trong việc ăn uống là tăng cường lượng nước và chất xơ cho cơ thể, bởi vì hiện tượng đầy hơi, khó tiêu sẽ làm cơn đau bụng mạnh hơn.
- Kiêng quan hệ vợ chồng trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm giảm đau bụng hiệu quả.
Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà
Trường hợp đau bụng nguy kịch thì cần đưa đến bệnh viện gấp để điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà cho trường hợp nhẹ thôi nhé!
Cách 1: Uống nhiều nước lọc
Nước giúp đào thảo độc tố ra ngoài, từ đó các phản ứng hóa học trong cơ thể được cân bằng, làm giảm cơn đau bụng trên rốn.
Cách 2: Chườm nóng
Đây là phương pháp làm giảm đau hữu hiệu và nhanh nhất. Với cách này chỉ cần chuẩn bị một bình nước nóng hoặc ấm bọc trong một lớp khăn để không bị bỏng da, đặt lên vùng bụng bị đau cho đến khi giảm cảm giác đau.
Cách 3: Nước giấm, rượu táo
Có thể dùng một muỗng giấm hoặc rượu táo nguyên chất pha cùng nước ấm và một muỗng mật ong và dùng 2 lần/ngày để cải thiện tiêu hóa và duy trì ổn định nồng độ pH cho cơ thể.
Cách 4: Gừng
Gừng từ xưa nổi tiếng làm giảm cơn đau bụng tức thì, chuyên trị bệnh đầy hơi, khó tiêu. Dùng một ít trà gừng hoặc cắt từng lát gừng mỏng ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút, lọc lấy nước pha thêm một muỗng mật ong và dùng khi còn ấm.
Cách 5: Nghệ
Trong nghệ tiết ra axit trung hòa độ pH trong dạ dày rất tốt, làm dịu những cơn đau nhanh chóng về các vấn đề tiêu hóa và hữu hiệu đối với những cơn đau bụng trên rốn. Cách sử dụng như gừng là pha uống hoặc có thể nhai trực tiếp.
>>> Xem thêm:
- Đau bụng trên bên trái: Dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm bạn cần phải biết
- Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn từng cơn và cách chữa trị hiệu quả nhất
Cách 6: Cam thảo
Cam thảo được biết đến với tính năng giúp đường ruột được cải thiện, hoạt động tốt hơn. Quá trình hoạt động của chúng là tạo ra lớp nhầy bảo vệ bề mặt đường ruột khỏi các axit trong dạ dày kích thích gây ra các cơn đau bụng trên rốn bên phải. Cách dùng là pha 1 thìa cà phê cam thảo với nước nóng trong khoảng 10 phút, 1 tuần dùng khoảng 2 - 3 lần.
Hướng dẫn trên chỉ để hỗ trợ giảm cơn đau khi có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh không được tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau tại nhà vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi đến bác sĩ chẩn đoán và nghiêm trọng hơn chính là có thể gây ra nguy hiểm đối với tình trạng bệnh của mình.
Bên cạnh đó, người có các triệu chứng đau bụng trên rốn bên phải cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Nên sử dụng những thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa và giữ tinh thần luôn ở trạng thái cân bằng, tươi mới.