Nếu mỗi buổi sáng thức dậy bạn thấy có biểu hiện cứng ngón tay bất thường thì cần phải cực kỳ chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu 1 trong 4 căn bệnh này.
- 3 loại nước sẽ là "thần dược" nếu uống vào buổi sáng nhưng lại dễ hại cơ thể nếu uống buổi tối
- Người Việt đang tự gieo rắc mầm bệnh ung thư dạ dày cho nhau bằng 4 thói quen tưởng chừng rất bình thường
Ngón tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể con người. Sau một khoảng thời gian làm việc từ nặng nhọc hay nhẹ nhàng, chắc hẳn sẽ có những vấn đề như ngón tay không linh hoạt hay tê cứng. Tình trạng này chỉ được thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hợp lý.
Ở những người lớn tuổi, cứng khớp là trở ngại lớn đối với cuộc sống thường nhật. Cùng với quá trình lão hóa, lối sống thụ động, thừa cân, béo phì là các nhân tố điển hình gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay.
Ngoài ra, có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cũng chính là tác nhân chính gây nên tình trạng trên mà người bệnh không hề hay biết. Dưới đây là 4 bệnh lý điển hình khiến khớp ngón tay cứng, đau và sưng.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý cơ xương khớp mạn tính hàng đầu, gây nên tình trạng viêm sưng ở nhiều khớp, trong đó khớp ngón tay là dễ nhận biết nhất. Bệnh tác động đến các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 30 đến 60.
Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng với hơn 30 phút đi kèm với triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng quanh các khớp.
Thoái hóa khớp
Viêm xương khớp (thoái hóa khớp xương) cũng là một trong số các bệnh lý viêm khớp điển hình thường gặp nhất ở người trên 60 tuổi.
Khi tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người sẽ dần phát triển và khi đã đến một độ tuổi nhất định, các cơ quan đó cùng với hệ xương sẽ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa.
Khác với viêm khớp dạng thấp, biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này là căng thẳng vào buổi sáng. Mặc dù cũng xuất hiện các triệu chứng như ngón tay bị cứng và không khép lại được, nhưng đau nhức xương khớp không kéo dài, sẽ thuyên giảm chỉ sau vài phút.
Loãng xương
Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo các số liệu lâm sàng, người càng cao tuổi càng có nguy cơ loãng xương. Loãng xương cũng là một bệnh thoái hóa, nó liên quan trực tiếp đến việc khối lượng xương bị hao hút và gây đau bất thường ở cơ và gân.
Loãng xương có thể xuất hiện dưới dạng cứng tay vào buổi sáng, có thể bị kích thích hình thành cơn đau bởi các yếu tố bên ngoài như va chạm, thời tiết…
Bệnh Gout
Bệnh Gout hay còn gọi thống phong, là một loại viêm khớp gây sưng và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp.
Đặc trưng của bệnh Gout là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân, nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Bệnh này gây khó khăn trong sinh hoạt người bệnh nhưng vẫn có thể chữa trị được.
Nhìn chung, tình trạng tê cứng ngón tay vào buổi sáng thường liên quan đến 4 bệnh kể trên, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi càng nên cảnh giác.
Tê cứng khớp ngón tay ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống của chúng ta. Bệnh hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh thay đổi thói quen, cũng như thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.