Dù người Việt thấp có thể do gen nhưng nếu phụ huynh chú ý, quan tâm tới chiều cao của con hơn thì chắc chắn chiều cao của con cái sẽ cải thiện.
- Độc gấp 68 lần asen, loại chất được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 này vẫn thường "hiện diện" tại 4 vị trí quen thuộc trong nhà bạn
- Không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư, loại thực phẩm cực ngon này còn giúp làn da chị em sáng đẹp hơn, đặc biệt chỉ mùa hè mới ngon
Người Việt thấp thứ tư thế giới
Sự phát triển chiều dài của thai nhi rất sớm ngay từ những tuần đầu của bào thai và chiều dài đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong khi đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.
Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển nhanh, chiều cao trẻ 1 tuổi đó gấp rưỡi chiều cao lúc mới đẻ, ví dụ lúc mới sinh chiều dài của trẻ là 50cm, đến 1 tuổi chiều dài của trẻ sẽ là 75 cm. Từ 1 tuổi đến 10 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh. Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9 - 11 tuổi đối với nữ và 12 - 14 tuổi đối với nam.
Lứa tuổi này chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Khi đến tuổi dậy thì (12 - 13 đối với nữ và 15 - 16 đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.
Trong khi đó, theo thống kê mới nhất năm 2016, chiều cao trung bình của người Việt Nam vẫn nằm trong top thấp của thế giới đứng thứ tư. Theo đó chiều cao của nam là 164,4 cm và nữ 153,4 cm
TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết chiều cao cần phải chăm sóc ngay từ trong bào thai đặc biệt là 1000 ngày đầu đời của trẻ.
5 yếu tố tăng trưởng chiều cao
Thứ nhất, do gen. Bác sĩ Sơn cho rằng các ông bố bà mẹ luôn nghĩ chúng ta thấp con sẽ thấp. Thực ra gen chỉ có 1 phần và có thể ảnh hưởng thay đổi qua nhiều thế hệ. Ví dụ như người Nhật Bản trước năm 1945 họ thấp nhưng đến giờ họ đã không còn nữa.
Gen có ảnh hưởng tới chiều cao nhưng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa ảnh hưởng do gen. Nếu trẻ dưới 5 tuổi thấp sẽ do nguyên nhân khác không phải do gen. Vì vậy, phải tranh thủ 5 năm đầu của trẻ chăm sóc để tăng trưởng chiều cao.
Thứ hai, giới tính, về giới tính thì không thể nào can thiệp được.
Thứ ba, là dinh dưỡng. Bác sĩ Sơn nhấn mạnh đây là yếu tố quan trọng nhất chúng ta có thể thay đổi được. Ví dụ nếu hai bố mẹ có chiều cao trung bình của người Việt như trên thì sinh con chăm sóc dinh dưỡng tốt, con vẫn có chiều cao từ 165 – 170 cm. Trẻ quyết định ở khoảng chiều cao nào phụ thuộc vào dinh dưỡng. Nếu chăm sóc tốt thì chiều cao của con sẽ ở mức khá dù bố mẹ thấp.
Thứ tư, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như: bơi, nhảy cao, chạy…
Thứ năm, yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Cha mẹ đừng bỏ lỡ thời gian để tăng chiều cao. "Cân nặng có thể tăng cả đời còn chiều cao thì chỉ có giới hạn tuổi. Trẻ nam cao nhanh cuối dậy thì, nữ thì tăng chậm ở giai đoạn sau dậy thì. Nếu thấy con thấp hơn chuẩn thì nên cho con đến sớm, đến các bác sĩ dinh dưỡng sớm sẽ phục hồi dễ dàng" – TS Sơn nhấn mạnh.
Về dinh dưỡng, đầu tiên là năng lượng không nên để trẻ suy dinh dưỡng cũng như thừa cân béo phì. Hiện nay các tổ chức y tế đưa ra các yếu tố đó là năng lượng, protein, các khoảng chất như sắt, kẽm, canxi. 3 vitamine cần cho chiều cao là vitamine D, A, K2. Vitamine D tăng cường giúp hấp thụ canxin, K 2 giúp đưa canxi vào máu, vitamien A không những tốt cho mắt mà giúp trẻ tăng cương miễn dịch tốt, Vitamine A giúp tăng trưởng chiều cao.
Đặc biệt, giấc ngủ, bác sĩ Sơn cho biết nhiều bé đến khám cha mẹ cho ngủ rất muộn điều này ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trong giấc ngủ có hooc môn tăng trưởng ở trẻ đó là grow hooc môn tiết nhiều từ 10 h đêm đến 1h sáng. Nếu trẻ ngủ từ 9 h đến 10h ngủ say thì hooc môn này tiết nhiều sẽ cực kỳ tốt so với trẻ ngủ muộn.
Ngoài ra, trong bữa ăn của trẻ phải có dầu mỡ. Dầu mỡ có tác dụng trong tăng trưởng chiều cao vì tăng trưởng chiều cao phụ thuộc canxi, canxi lại phụ thuộc vào vitamienD. Vitamine D tan trong dầu nên bắt buộc dinh dưỡng của trẻ đều phải có dầu mỡ để đảm bảo cho chu trình chuyển hóa.
Ngoài ra, cũng cần cho trẻ uống nước đủ. Ví dụ trẻ dưới 10kg thì 100 ml cho 1 kg cân nặng. Trẻ từ 10 – 20 kg uống từ 1- 1, 5 lít nước mỗi ngày để quan trọng cho sự phát triển chiều cao của trẻ.