Cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đến. Vì tiểu cầu có tác dụng làm đông máu tốt cho quá trình điều trị bệnh.
Nội dung bài viết
- Nguy cơ giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
- Những cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến thường gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó giảm tiểu cầu là biến chứng cực kỳ khuy hiểm. Khi lượng tiểu cầu bị giảm đi, cơ thể sẽ bị mất dần khả năng đông máu và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Vậy cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết như thế nào để bệnh không trở nên nặng hơn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nguy cơ giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ được sản sinh trong tủy xương. Tiểu cầu có nhiệm vụ quan trọng là giúp duy trì quá trình cầm máu ở các vết thương. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm đột ngột sẽ gây nên tình trạng xuất huyết.
Theo các chuyên gia, lượng tiểu cầu trung bình có trong máu của một người khỏe mạnh là khoảng 150.000 - 450.000 mỗi micro lít máu. Người bệnh được chẩn đoán là giảm tiểu cầu trong máu khi số lượng tiểu cầu thấp hơn 150.000 micro lít máu. Đặc biệt, mức cực kỳ nguy hiểm trong giảm tiểu cầu là dưới 50.000 micro lít máu.
Tình trạng giảm tiểu cầu là 1 trong những biến chứng phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân sốt xuất huyết. Khi lượng tiểu cầu bị giảm đi, khả năng chống lại vi khuẩn nhiễm trùng và khả năng đông máu của người bệnh sẽ bị giảm đi đáng kể. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng chảy máu cam, xuất huyết dưới da, chảy máu răng, hội chứng suy nội tạng hoặc thậm chí là tử vong.
Những cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất kích thích sản sinh các tế bào và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhiều người không biết ăn gì để tăng tiểu cầu nhanh nhất, dưới đây là các thực phẩm mà người bị sốt xuất huyết nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa sự tổn thương gốc tự do của tiểu cầu. Việc bổ sung lượng vitamin C từ 400 - 2000mg mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như cam,súp lơ xanh, rau bina,...rất tốt cho người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Thực phẩm chứa nhiều Vitamin K: Vitamin K có tác dụng là hỗ trợ đông máu và kháng viêm giúp ngăn ngừa tình trạng giảm tiểu cầu. Vitamin K có trong các loại thực phẩm như gan, trứng, cải xoăn,..giúp đáp ứng đầy đủ lượng tiểu cầu cần thiết cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin B12: Nguyên nhân gây nên tình trạng giảm số lượng tiểu cầu trong máu cũng có thể là do sự thiếu hụt vitamin B12. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Một số loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, thịt bò, thịt gà, gà tây…giúp cung cấp lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.
- Folate (vitamin B9): Folate là thành phần rất cần thiết trong quá trình gia tăng sự phân chia các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Hàm lượng folate thấp có thể gây nên tình trạng giảm lượng tiểu cầu. Vì vậy, người bị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B9 như cam, ngũ cốc, măng tây,… vào chế độ ăn hàng ngày.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Cơ thể luôn luôn cần nạp một lượng nước đầy đủ để tăng năng lượng. Nhất là đối với những người bị sốt xuất huyết thì giảm tiểu cầu thì cần bổ sung nước nhiều hơn bình thường để thực hiện quá trình sản sinh tiểu cầu và lọc máu diễn ra thuận lợi hơn..
Người bị sốt xuất huyết nên dùng nước ấm, vì khi lượng nước này đi vào cơ thể sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và thúc đẩy quá trình sản sinh tiểu cầu diễn ra hiệu quả.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, thì người bị sốt xuất huyết cần có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. Người bệnh nên ngủ ít nhất từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Lượng tiểu cầu giảm khi bị sốt xuất huyết sẽ khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và mất sức. Vì vậy, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý theo nhu cầu của cơ thể. Lưu ý không hoạt động quá sức hay làm việc nhiều trong thời gian này.
Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết là bệnh lý xảy ra khá phổ biến thường gặp với nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng, thậm chí là có thể gây tử vong. Triệu chứng bệnh sốt thường xuất hiện trong 3 - 5 ngày đầu tiên. Một số biểu hiện bệnh sốt xuất huyết sau khi sốt như xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da,...
Đối với trường hợp bị xuất huyết nặng sẽ xuất biến chứng giảm tiểu cầu, đây được xem là tình trạng rất nguy hiểm. Bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nếu không được truyền dịch kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não và tử vong. Do đó, trong quá trình thăm khám và điều trị, nếu xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu bị giảm nặng và men gan tăng cao, bệnh nhân cần nhanh chóng nhập viện điều trị ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bên trên là một số thông chia sẻ về cách làm tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để ngăn ngừa biến chứng giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết.