Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh đáng sợ đối với phụ nữ. Những triệu chứng của nó trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện, thế nên bạn đừng bỏ qua những bất thường ở vùng kín.
- 3 bộ phận trên cơ thể phụ nữ càng nhỏ càng sống thọ, chị em hãy xem mình có hay không
- Tại sao ngày càng nhiều phụ nữ mắc bệnh u xơ tử cung, nghe bác sĩ giải thích mà ai cũng bàng hoàng
Tại khoa Phụ sản của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Thuận Nghĩa, Trung Quốc, bác sĩ Lý Tĩnh tiếp nhận 4 bệnh nhân ung thư cổ tử cung, tuổi còn khá trẻ từ 32-39 tuổi. Trong đó, có một bệnh nhân trẻ nhất 32 tuổi, thường bị chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 năm, nhưng cô chưa từng đi khám, đến khi phát hiện thì đã ở giai đoạn 3.
Bác sĩ Lý cho biết: "Thông thường, giao hợp sẽ không ra máu, nhưng nếu có máu xuất hiện thì bạn cần cảnh giác. Đây là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa ác tính, thường là ung thư cổ tử cung. Trước đây, độ tuổi khởi phát của ung thư cổ tử cung dao động từ 50-55 tuổi, nhưng hiện nay người mắc bệnh có xu hướng trẻ hóa dần".
Những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng chảy máu khi giao hợp là gì?
Thông thường, có 2 dạng tổn thương chính ở âm đạo là rách màng trinh hoặc rách âm đạo. Màng trinh bị tổn thương thường gặp ở phụ nữ quan hệ tình dục lần đầu, lượng máu ra thường không nhiều và sớm tự ngừng. Tuy nhiên, nếu máu không ngừng hoặc lượng máu ra nhiều hơn lượng kinh nguyệt, bạn nên đến bệnh viện để điều trị.
Rách âm đạo thường xảy ra khi quan hệ tình dục thô bạo hoặc không đúng cách, cũng có thể gặp ở một số phụ nữ bị dị dạng âm đạo, nếu ra máu kéo dài cần đến bệnh viện kịp thời.
Bên cạnh đó, các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu đều là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục. Viêm âm đạo thường gặp có thể do nấm hoặc tuổi già… Do mầm bệnh gây xung huyết và phù nề niêm mạc âm đạo, khi bị kích thích có thể khiến dịch tiết có lẫn máu chảy ra, thậm chí bị lở loét.
Nếu sau khi giao hợp, có ra máu kèm dịch tiết, có thể là do polyp cổ tử cung lớn, lúc này bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, chảy máu sau khi giao hợp cũng là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng không rõ ràng nên rất khó chẩn đoán.
Các u xơ tử cung dưới niêm mạc, vòng tránh thai bị hạ thấp và lệch ra ngoài, chậm kinh, quan hệ tình dục sớm sau nạo hút thai và sau sinh mổ cũng là nguyên nhân gây chảy máu sau giao hợp.
Đối tượng và nguyên nhân mắc ung thư cổ tử cung
Những người mắc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi còn trẻ, phần lớn đều thuộc các nhóm như quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi vị thành niên, có nhiều bạn tình cùng một lúc, nạo phá thai nhiều lần, người có hệ miễn dịch thấp, giao hợp thường đau đớn…
Những người mắc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi còn trẻ, phần lớn đều thuộc trường hợp quan hệ tình dục quá sớm.
Nguyên nhân của ung thư cổ tử cung vẫn chưa rõ ràng, các nghiên cứu liên quan phát hiện ra nhiễm trùng HPV có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung. Hiện nay, người ta cho rằng nhiễm HPV, đặc biệt là HPV 16 và 18 là nguyên nhân phổ biến của ung thư cổ tử cung.
Thế nhưng trong hầu hết các trường hợp, nhiễm HPV có thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể loại bỏ, chỉ một số ít phụ nữ sẽ gây ra các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và phát triển thành ung thư.
Các triệu chứng ung thư cổ tử cung là gì?
1. Chảy máu âm đạo
Triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo sau khi giao hợp. Bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể có kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh tăng lên, bệnh nhân cao tuổi thường bị chảy máu âm đạo bất thường sau khi mãn kinh.
2. Dịch âm đạo
Hầu hết bệnh nhân đều có dịch âm đạo, chất lỏng có màu trắng hoặc lẫn máu, có thể loãng như nước. Một số bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng có thể ra nhiều dịch âm đạo có mùi hôi. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung sẽ có tiết lịch âm đạo màu vàng xanh hoặc màu đỏ.
Triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.
3. Triệu chứng muộn
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có thể di căn sang các bộ phận khác, khi đó các triệu chứng tương ứng sẽ xuất hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, táo bón, sưng đau chi dưới…, nghiêm trọng hơn là thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Tất nhiên, có rất nhiều bệnh gây ra các triệu chứng trên, đó không phải là triệu chứng duy nhất của ung thư cổ tử cung. Nếu xảy ra các triệu chứng không hợp lý nêu trên, hãy đến bệnh viện khám kịp thời để xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, thậm chí một số ít bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 trở lên, có thể không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi khám tổng quát.
Làm thế nào để phát hiện triệu chứng ung thư cổ tử cung và điều trị sớm
Những người dưới 25 tuổi không cần phải khám sàng lọc. Tuy nhiên, với những người có yếu tố nguy cơ cao, vẫn nên khám định kỳ 3 năm một lần kể từ khi 21 tuổi, hoặc 3 năm sau khi bắt đầu quan hệ tình dục.
Phụ nữ nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.
- Đối với những người 25-65 tuổi, bắt đầu từ 25 tuổi, nên làm xét nghiệm HPV sơ cấp, sau đó là xét nghiệm kết hợp HPV và TCT (tầm soát ung thư cổ tử cung) 5 năm một lần hoặc xét nghiệm TCT 3 năm một lần.
- Đối với người trên 65 tuổi, nếu trong 10 năm qua, 2 lần xét nghiệm HPV liên tiếp đều âm tính hoặc lần xét nghiệm âm tính gần đây nhất xảy ra vào ngày 3-5 năm, không cần tiếp tục kiểm tra sàng lọc. Nếu không có hồ sơ sàng lọc trước đây, nên tiếp tục sàng lọc cho đến khi đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
Đối với những biểu hiện bất thường trên, cần được điều trị kịp thời, dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ, để biết có cần tăng cường theo dõi, thăm khám, điều trị thêm hay không.