Ê buốt, đau nhức răng là triệu chứng khá phổ biến. Răng ê buốt cũng khiến bạn chán ăn và khó chịu. Dưới đây là một số cách trị ê buốt răng dân gian hiệu quả.
- Nhớ ngay cách chữa đau bao tử an toàn mà hiệu quả
- Hướng dẫn cách chữa dị ứng da mặt hết ngứa hết sưng
Răng bị ê buốt hay còn gọi là nhạy cảm khiến nhiều người khó chịu khi ăn cơm, đánh răng... Do đó, biết được những cách trị ê buốt răng dân gian dưới đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau nhức thường xuyên.
Bị ê răng là bệnh gì?
Răng bị ê buốt là tình trạng xảy ra khi ăn, uống nước ngọt, nước đá lạnh, ăn đồ cứng... Bạn có thể bị ê răng vài phút hoặc vài tiếng đồng hồ. Mặc dù tình trạng răng ê buốt không nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nó lại là biểu hiện của bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng...
Các triệu chứng răng bị ê buốt như:
- Ê buốt chân răng hàm dưới khi ăn các loại thực phẩm chua, ngọt hoặc có chứa axit như chanh, kẹo chua, soda... hoặc thức ăn lạnh.
- Răng ê buốt và nhức khi va chạm vật cứng vào răng, đánh răng, xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nguyên nhân ê buốt răng
Có nhiều nguyên nhân gây đau buốt răng, bao gồm:
- Cấu trúc răng bị tổn thương: Men răng bị mòn, hở cổ răng, sứt mẻ răng khiến lớp ngà răng trở nên nhạy cảm. Lớp ngà răng sẽ bị kích thích do sự thay đổi của nhiệt độ hoặc ê buốt do một số thực phẩm.
- Tụt nướu: Điều này khiến lớp ngà bị lộ ra ngoài bên dưới chân răng rồi tiếp xúc với thức ăn và môi trường bên ngoài, khiến men răng và chân răng bị mài mòn, kích thích dây thần kinh bên trong tủy gây ê buốt răng.
- Không chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng quá kỹ, kem đánh răng có khả năng mài mòn cao... có thể khiến men răng bị mài mòn, dẫn đến răng bị ê buốt.
- Ăn nhiều đồ chứa axit chua: Nếu ăn nhiều thức ăn chua như chanh, dưa muối, nước ngọt... có thể khiến răng bị mòn, lộ ngà và ê buốt răng.
- Thói quen xấu: Nghiến răng, nhai đá... khiến cấu trúc răng bị tổn thương.
Cách trị ê buốt răng dân gian
Dưới đây là một số cách chữa răng ê buốt tại nhà bằng mẹo dân gian vô cùng hiệu quả và lành tính.
Chữa ê buốt răng bằng nha đam
Gel nha đam chứa nhiều thành phần như anthraquinones, propolis và anthraquinones có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn và làm lành tổn thương răng một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, sử dụng nha đam sẽ cải thiện được tình trạng cấu trúc răng bị tổn thương hay viêm nướu... Bên cạnh đó, các vitamin cũng như khoáng chất có trong nha đam có khả năng tẩy trắng răng, cụ thể là vitamin E, vitamin C, canxi, magie...
Cách chữa răng ê buốt bằng nha đam như sau: Dùng 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch và gọt vỏ. Sau đó, cắt phần thịt của nha đam thành các miếng nhỏ, dài khoảng 2-3 cm. Dùng từng miếng thịt nha đam đắp lên chỗ răng bị ê buốt khoảng 5 phút. Cuối cùng, súc miệng bằng nước sạch như bình thường. Mỗi ngày đắp 3-4 lần, không để nha đam qua đêm.
Trị ê buốt răng bằng nước lá ổi
Lá ổi non chứa hợp chất astringents có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm khá tốt. Bên cạnh đó, lá ổi non còn giúp giảm ê buốt và đau nhức răng.
Cách thực hiện như sau: Dùng 5-7 đọt ổi non, rửa sạch rồi giã nát với một ít muối. Cho ít nước ấm vào rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông thấm vào nước cốt rồi chấm lên vị trí bị ê buốt. Để trong khoảng vài phút, cuối cùng súc miệng với nước mát như bình thường. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần.
Trị ê buốt răng bằng hành tây
Hành tây cũng như tỏi, nếu ăn nhiều sẽ khiến bạn khó chịu bởi hơi thở có mùi. Thế nhưng, chúng lại được sử dụng như một bài thuốc dân gian trị ê buốt răng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn chỉ cần nhai vài miếng hành tây, khoảng 2-3 phút để tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, hành tây còn có tác dụng giảm đau và kháng viêm khá tốt.
Dùng tỏi chữa ê buốt răng
Hầu như ai cũng biết tỏi có khả năng chống viêm và sát khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa nhiều thành phần giảm đau và giúp phục hồi vết thương khá tốt.
Cách chữa ê răng bằng tỏi như sau: Dùng 2-3 tép tỏi tươi, lột vỏ rồi rửa sạch, thái mỏng. Để tỏi ngoài không khí khoảng 5 phút để hoạt chất allicin tác dụng với không khí tạo nên một chất có công dụng tương tự như thuốc kháng sinh. Chà tỏi lên chỗ răng bị ê buốt, sau đó súc miệng với nước như bình thường. Thực hiện 2-3 lần/ngày để nhanh khỏi.
Bên cạnh những cách trị ê buốt răng dân gian kể trên, bạn cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh.