Cách nhận biết nhóm máu của mình nhanh chóng tại nhà

Sức khỏe 24/03/2020 20:18

Chúng ta thường hay thắc mắc làm cách nào để nhận biết được nhóm máu của mình. Vậy đâu là cách nhận biết nhóm máu của mình nhanh chóng mà không cần xét nghiệm?

Nội dung bài viết

Bạn thắc mắc không biết mình thuộc nhóm máu nào nhưng lại không có nhiều thời gian để thực hiện quá trình xét nghiệm máu. Vậy làm cách nào để nhận biết nhóm máu của mình? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách nhận biết nhóm máu của mình nhanh chóng mà không cần phải xét nghiệm.

Cach nhan biet nhom mau cua minh
Cách nhận biết nhóm máu của mình nhanh chóng tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Các thành phần của máu

  • Huyết tương

Huyết tương là thành phần chất lỏng của máu và chiếm khoảng 60% khối lượng máu. Trong huyết tương chủ yếu là nước nhưng cũng có chứa nhiều protein khác nhau và các chất như nội tiết tố, enzyme, đường, kháng thể, chất béo, muối, …

Cach nhan biet nhom mau cua minh 1
Huyết tương là thành phần chất lỏng của máu - Ảnh minh họa: Internet
  • Các tế bào máu

Các tế bào máu chiếm khoảng 40% khối lượng máu và có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Các tế bào “gốc” tạo máu có nhiệm vụ sản xuất tế bào máu. Khi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm các nhóm máu sẽ thấy có 3 loại tế bào máu chính, đó là:

  • Tế bào hồng cầu: Đây là những tế bào khiến cho máu có màu đỏ. Có khoảng năm triệu hồng cầu có trong một giọt máu. Một số lượng hồng cầu liên tục được tạo mới để thay thế các tế bào cũ bị phá vỡ, hàng triệu hồng cầu mới này được phóng thích vào máu mỗi ngày. Trong các hồng cầu có chứa nhiều huyết sắc tố giúp thu hút và cho phép hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Tế bào bạch cầu: Tế bào bạch cầu có nhiều loại khác nhau như bạch cầu trung tính (đa nhân), bạch cầu ái toan, các tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm. Tất cả các loại tế bào bạch cầu là thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và có tác dụng  tham gia chống nhiễm trùng.
  • Tiểu cầu: Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ và có chức năng làm đông máu khi bị thương..
Cach nhan biet nhom mau cua minh 2
Các tế bào máu chiếm khoảng 40% khối lượng máu - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có biết tổng cộng có bao nhiêu nhóm máu chưa?

Chúng ta thường biết có tất cả 4 nhóm máu chính là: A, B, O, AB. Nhóm máu A có chứa nhiều kháng nguyên A bao phủ các tế bào hồng cầu, tương tự nhóm máu B thì có các kháng nguyên B, nhóm máu AB thì có cả 2 loại kháng nguyên A và B, riêng đối với nhóm máu O thì không có bất kỳ loại kháng nguyên nào.Chính vì cấu tạo của mỗi nhóm máu khác nhau nên việc truyền nhầm máu sẽ rất nguy hiểm và có thể gây tử vong trong quá trình truyền máu.

Cach nhan biet nhom mau cua minh 3
Có tất cả 4 nhóm máu chính - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài nhóm máu ABO ra còn thì còn có Rh – một kháng nguyên khác. Theo một nghiên cứu cho thấy có khoảng hơn 84% người dân ở nước Anh có kháng nguyên Rh. Những người này được gọi là kháng nguyên Rh dương tính và những trường hợp còn lại là kháng nguyên Rh âm tính. Trạng thái âm tính hay dương tính sẽ được viết kèm với nhóm máu ABO của mỗi người. Ví dụ như những người có nhóm máu B và có Rh dương tính thì được gọi là B dương tính, tương tự cho những nhóm máu còn lại.

>>> Xem thêm:

- Nhóm máu O Rh+ nói lên điều gì? Và điều cần biết về O Rh+, O Rh-

- Khám phá những đặc điểm thú vị trong tính cách người nhóm máu B

Cách nhận biết nhóm máu của mình như thế nào?

Chuẩn bị

  • Dụng cụ nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm: Dụng cụ này các bạn có thể nhờ những người bạn quen biết làm việc tại các cơ sở y tế xem có thiết bị này không. Nếu không có các bạn có thể mua trực tiếp trên mạng.
  • Kiểm tra toàn bộ dụng cụ: Thẻ kiểm tra và kim nhọn. Nếu dụng cụ đã mua không kèm theo  kim nhọn, bạn có thể sử dụng kim khâu nhưng cần phải được khử trùng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Cách thực hiện

  • Cho từng giọt máu lên từng vùng của thẻ kiểm tra. Trước khi cho máu lên thẻ, bạn cần phải đảm bảo trên thẻ kiểm tra đều có chứa các kháng thể, vì nó sẽ gây ra các phản ứng với kháng nguyên trong tế bào máu.
  • Sau đó, bạn sử dụng tăm xỉa răng để quét đều vết máu lên mỗi vùng trên thẻ kiểm tra, điều này sẽ tạo ra đốm máu vón cục. Cuối cùng đọc kết quả là sẽ biết được các bạn thuộc nhóm máu nào.
Cach nhan biet nhom mau cua minh 4
Trên thẻ kiểm tra máu đều có chứa các kháng thể - Ảnh minh họa: Internet

Cách nhận biết các nhóm máu như sau:

  • Nếu là nhóm máu O: Vết máu trên thẻ kiểm tra sẽ không bị vón cục.
  • Nếu là nhóm máu A: Vết máu trên thẻ kiểm tra sẽ xuất hiện ở vùng anti-A và bị vón cục.
  • Nếu là nhóm máu AB: Vết máu trên thẻ kiểm tra sẽ bị vón cục và xuất hiện ở vùng anti-A và anti-B.
  • Nếu là nhóm máu B: Vết máu trên thẻ kiểm tra sẽ xuất hiện ở vùng anti-B và vón cục.

Nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trong thực tế, các nhóm máu không có biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người thuộc một nhóm máu cụ thể sẽ mang những đặc điểm nào đó trùng hợp với sức khỏe của họ. Ví dụ như những người thuộc nhóm máu A sẽ có xu hướng gia tăng các bệnh về nhiễm trùng, ung thư hoặc cũng có thể là các bệnh kết khối cao hơn. Nhưng cũng không hoàn toàn chắc chắn những người thuộc nhóm máu A sẽ mắc các căn bệnh này.

Cach nhan biet nhom mau cua minh 5
Các nhóm máu không có biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách nhận biết nhóm máu tại nhà như trên để biết được nhóm máu của mình mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết được cách nhận biết nhóm máu của mình cũng như hiểu rõ hơn về thành phần của các nhóm máu.

Nguyên nhân, triệu chứng tai biến mạch máu não bạn cần biết

Phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não, có cách xử trí kịp thời sẽ giúp hạn chế nguy cơ tử vong và giảm nguy cơ bệnh tật. Vậy, triệu chứng tai biến mạch máu não là gì? Làm thế nào để nhận biết và phải xử trí như thế nào? Sau đây là những giải đáp chi tiết nhất.

TIN MỚI NHẤT