Thời tiết mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tình trạng ngộ độc dễ xảy ra cần các biện pháp phòng ngừa.
- 3 mỹ nhân sở hữu khí chất nổi bật nhất Cbiz: Triệu Lệ Dĩnh ngày càng lên hương nhan sắc nhưng có đọ được với "tình cũ" Phùng Thiệu Phong
- "Tự kiểm tra" thận còn tốt hay không thông qua 4 tín hiệu trên bàn chân
Nguyên nhân bị ngộ độc thực phẩm
Mùa hè, với thời tiết nóng, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá ăn uống, nguyên liệu tươi sống bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không gia nhiệt kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như thịt, cá, hải sản, sữa…
Mùa hè nắng nóng dễ ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, mùa hè, thời tiết nóng làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín.
Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể đến từ các yếu tố sau:
- Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, động vật hoặc thực vật có chất độc sẵn bên trong.
- Do phụ gia thực phẩm, thực phẩm chứa thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, kháng sinh, hormone…
- Trong thời tiết mùa hè, nhiệt độ cao làm cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, thực phẩm cũng nhanh ôi thiu, biến chất nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.
Biện pháp giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chuẩn bị, chế biến thức ăn và trước khi ăn. Dụng cụ chế biến và ăn uống cũng cần được vệ sinh ngay sau khi sử dụng. Bề mặt bàn bếp, nơi chế biến thực phẩm cũng cần được lau rửa bằng dung dịch diệt khuẩn hàng ngày.
Ảnh minh họa
- Không sử dụng thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc. Đảm bảo ăn chín - uống chín, hạn chế những món ăn chưa qua chế biến nhiệt như rau sống, gỏi thịt sống, nem chua, tiết canh…
- Nước sử dụng làm lạnh, làm đá cần được tiệt khuẩn trước khi sử dụng.
- Thực phẩm đã chế biến hoặc món ăn chưa sử dụng hết chỉ nên để ở nhiệt độ của phòng không quá 2 giờ, sau đó bảo quản ở tủ lạnh.
- Mùa hè có nhiều rau quả tươi ngon, nhưng lại có khả năng gây ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn chéo khi bảo quản chung. Do đó, bạn cần rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến hoặc cất vào tủ lạnh. Khi dùng các loại quả tươi cần phải ngâm qua nước muối loãng, gọt vỏ trước khi ăn.
Ảnh minh họa
- Rã đông thực phẩm đúng cách. Không nên để thịt ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm thịt vào nước nóng, vì vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh sôi trở lại ở nhiệt độ trên 4 độ C. Bạn nên rã đông bằng cách để thịt ở ngăn mát tủ lạnh khoảng nửa ngày trước khi chế biến.
- Thận trọng với thực phẩm đóng hộp, hút chân không: Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đóng gói sẵn khi bao bì có dấu hiệu rách, móp hoặc bị phồng lên. Thực phẩm đóng hộp như pate chay, nếu không được xử lý triệt để rất dễ nhiễm độc tố botulinum có thể gây tử vong.