Bị người có triệu chứng kích động, nghi mắc bệnh dại cắn có lây không?

Sức khỏe 09/01/2024 12:06

Bệnh dại nguy hiểm và đã khiến nhiều người tử vong. Nguy cơ nhiễm bệnh dại nếu vô tình bị cắn cũng khiến nhiều người lo lắng.

Bệnh dại nguy hiểm như thế nào?

Theo Vinmec, bệnh dại là bệnh do một loại virus tấn công hệ thống thần kinh trung ương. Virus dại chủ có ở trong nước bọt của động vật máu nóng như chó, mèo, dơi,... Bệnh dại lây truyền từ động vật sang người, người có nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh dại, vì vậy khi virus dại tấn công lên thần kinh trung ương thì nguy cơ tử vong lên tới 100%. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hơn 59000 người chết mỗi năm do bệnh dại, nguyên nhân chủ yếu là do chó cắn.

Bị người có triệu chứng kích động, nghi mắc bệnh dại cắn có lây không? - Ảnh 1
Bệnh dại vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Internet

Do đó, cách phòng ngừa dại hiệu quả nhất là tiêm phòng ngừa dại cho động vật nuôi, và tiêm vắc-xin ngừa dại ở người. Khi bị chó mèo cắn, cần rửa vết thương ngay bằng xà phòng và nước. Đó là cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, đến ngay cơ sở y tế để được tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trước 24 giờ sau khi bị cắn, vì tiêm càng muộn thì hiệu quả càng giảm.

Vô tình bị người nghi có virus dại cắn có lây không?

Theo VnExpress, về lý thuyết, người bệnh dại cắn người khác tạo thành vết thương chảy máu, có thể làm lây lan mầm bệnh. Lý do là virus gây bệnh có trong nước bọt, có thể theo vết thương hở tấn công vào dây thần kinh và hệ thần kinh. Việc cháu bé có triệu chứng kích động, nghi bị dại sau khi bị chó nhà hàng xóm cắn. Trong lúc chăm sóc, mẹ cháu cũng bị cháu cắn cần xử lý vết thương và tiêm chủng sớm.

Quy trình xử lý vết thương và lịch chủng ngừa tương tự khi bị động vật cắn. Người mẹ cần rửa sạch vết thương với xà phòng dưới vòi nước trong vòng 15 phút, sau đó khử khuẩn bằng cồn 70% hoặc cồn iốt.

Bị người có triệu chứng kích động, nghi mắc bệnh dại cắn có lây không? - Ảnh 2
Cần xử lý kĩ càng vết thương khi bị chó cắn. Ảnh: Internet

Nếu chưa từng chủng ngừa, người mẹ cần hoàn thành 5 mũi tiêm bắp vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 hoặc 8 mũi tiêm trong da vào các ngày 0, 3, 7, 28 (mỗi lần hai mũi). Trường hợp có nhiều vết thương ở vùng đầu, mặt, cổ, các đầu chi hoặc nơi tập trung nhiều thần kinh, có thể dùng thêm huyết thanh kháng dại theo phân độ trong hướng dẫn của Bộ Y tế. Người chăm sóc cần mang găng tay khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, cách ly khi có biểu hiện kích động, cào cắn người khác và báo chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý, hỗ trợ, đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

Cách xử lý khi bị chó dại cắn đúng nhất

Theo Medlatec, thông thường, chúng ta sẽ sử dụng nước ấm, xà phòng để vệ sinh vết cắn. Bạn hãy cố gắng đẩy máu từ vết thương ra ngoài. Cách này giúp đưa vi khuẩn, vi trùng gây hại ra khỏi cơ thể, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ngoài da hoặc hình thành bệnh uốn ván. Sau đó, bạn đừng quên sát trùng da bằng cồn hoặc dung dịch có khả năng khử trùng. Đồng thời, vết thương do chó cắn cần được để khô ráo, băng cẩn thận.

Nếu chưa thể xác định chó có mắc bệnh dại hay không, bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của chú chó. Chó dại sau khi cắn người sẽ chết sau khoảng 3 - 5 ngày. Trong khoảng thời gian này, chúng ta cần chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Với người đã mắc bệnh dại, phương án điều trị duy nhất đó là tiêm vắc xin dại tế bào. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo phương án điều trị dự phòng bằng cách dùng huyết thanh kháng dại. Nhưng những biện pháp trên cũng khó có thể điều trị dứt điểm bệnh dại, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

 

TP.HCM: Phát hiện loại kem dưỡng trắng không rõ xuất xứ, hàm lượng thủy ngân vượt mức cho phép

Loại sản phẩm này không có thông tin số công bố, không có thông tin nhà nhập khẩu. Trên nhãn không có thông tin thành phần, công dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt.

TIN MỚI NHẤT