Ghẻ nước không khó chữa tuy nhiên phải điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy bị ghẻ nước tắm lá gì thì an toàn và hiệu quả?
- Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt cảnh báo những bệnh nguy hiểm nào?
- Cách trị da đầu bị ngứa và nguyên nhân bạn đọc cần biết để điều trị triệt để
Ghẻ nước là một bệnh không quá nguy hiểm với sức khỏe của người bệnh nếu chữa trị sớm. Thay vì việc sử dụng thuốc tây, những bài thuốc lá dân gian đang được mọi người rất ưa chuộng bởi độ an toàn, lành tính, tiện dụng và tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí. Vậy bị ghẻ nước tắm lá gì hiệu quả nhất?
Nguyên nhân triệu chứng của bệnh ghẻ nước
Bị ghẻ nước ở bàn tay, bàn chân là hiện tượng khá phổ biến, sự xâm nhập của ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ý này. Môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh cá nhân kém, sống chung với người đã bị ghẻ nước, mùa ngập lụt,... chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến bệnh lý này.
Khi bị bệnh ghẻ nước, cơ thể bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng ngoài da như:
- Ngứa ngáy chân tay, đặc biệt là vào ban đêm bởi sự hoạt động của ghẻ cái như đào hang và đẻ trứng thường thực hiện vào thời điểm này.
- Bề mặt da nổi nhiều mụn nước. Nếu mụn nước bị vỡ sẽ lan ra ngày càng nhiều. Ở các bộ phận ẩm ướt như vùng nách, vùng kín thì hiện tượng ngứa sẽ dữ dội hơn rất nhiều
- Các rãnh ghẻ xuất hiện liên tục bởi hoạt động đào hang và đẻ trứng của ghẻ cái. Ghẻ nước có tự khỏi không? Câu trả lời là không, bệnh lý này vừa lây lan lại không thể tự khỏi, chính vì thế mọi người nên chú ý chữa trị sớm nhất có thể tránh các biến chứng lở loét, nhiễm trùng máu,...
Tổng hợp những cách trị ghẻ nước tại nhà
Có rất nhiều cách chữa ghẻ nước tại nhà rất hiệu quả, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với những trường hợp bị nhẹ. Còn những trường hợp nặng thì cần sự can thiệp của thuốc tây y và phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ.
Tắm bằng nước muối
Chữa ghẻ nước bằng nước muối là một công thức đơn giản, phát huy hiệu quả khá tốt. Nước muối có khả năng kháng khuẩn tốt và làm khô những vùng da bị lở loét, đặc biệt là hỗ trợ làm giảm hẳn hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể dùng nước muối loãng pha với nước ấm để lau những vùng da bị ghẻ tầm 2 đến 3 lần trên 1 ngày. Pha theo tỉ lệ 20gr muối / lít nước để đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
Trị ghẻ nước bằng lá đào
Bị ghẻ nước tắm lá gì hiệu quả nhất có lẽ là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều người. Người bị bệnh lý này có thể sử dụng lá đào để làm dịu các tổn thương cũng như hiện tượng ngứa ngày. Động thời sát khuẩn, loại bỏ những mầm mống gây bệnh trên da. Bạn hãy nấu nước lá đào thật đặc để rửa những vùng da bị ghẻ nước.
Tắm bằng lá xà cừ
Có một đặc tính trong lá xà cừ được y học thừa nhận đó chính là tính kháng khuẩn rất cao. Chính vì thế loài thực vật này có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh trên da, đặc biệt là với vùng mụn nước đã bị vỡ. Bạn có thể nấu nước để tắm hoặc cô đặc để chấm những vùng da bị ghẻ nước. Thực hiện đều đặn đến khi khỏi thì dừng lại.
Sử dụng các loại thuốc bôi chuyên dụng dành riêng cho bệnh ghẻ nước
Ngoài việc sử dụng các loại nước lá tắm, để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như giảm bớt đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi Tây Y ngoài da. Hầu hết các loại thuốc bôi đều có những thành phần ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Chính vì thế sẽ giảm nhanh cảm giác khó chịu ở bề mặt da. Giá thành của các loại thuốc này cũng khá rẻ, vừa túi tiền và đặc biệt là sử dụng nhanh chóng.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp tắm lá và thuốc bôi kết hợp, hãy đảm bảo sạch sẽ từ môi trường sống xung quanh cho đến quần áo và cơ thể mình để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.
Trên đây chính là một số kiến thức về bệnh ghẻ nước và một vài đáp án cho câu hỏi bị ghẻ nước tắm lá gì thì an toàn và hiệu quả. Ghẻ nước là một bệnh lý lây lan cực kỳ nhanh chóng. Chính vì thế, hãy để ý đến môi trường sống cũng như những người xung quanh để bảo vệ chính bản thân mình.