Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính, nhanh chóng gây ra sự tích tụ của các tế bào da trên bề mặt da. Khi thời tiết khô hanh và ít độ ẩm, nhất là vào mùa đông, bệnh vẩy nến rất dễ bùng phát.
- Khi bị “ợ chua” tức là dạ dày đã bị tổn thương, cần tránh 4 loại thực phẩm này
- Người bị bệnh cao huyết áp, bất chấp làm 3 điều này chỉ làm bệnh trầm trọng thêm
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vảy nến hay còn được gọi là psoriasis là tình trạng viêm da mãn tính rất phổ biến với tỷ lệ người mắc phải chiếm đến 2-3% dân số thế giới. Đối với người bình thường, trung bình quá trình thay da cũ bằng các tế bào da mới mất khoảng vài tuần. Tuy nhiên đối với với những bệnh nhân mắc vảy nến, thời gian này diễn biến nhanh hơn gấp 10 lần.
Tổn thương da của nó được biểu hiện lâm sàng dưới dạng các sẩn hoặc mảng màu đỏ được bao phủ bởi các vảy nhiều lớp màu trắng bạc, ở nhiều bộ phận khác thì mảng có thể kéo dài hơn và to hơn. Đây cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp với đặc điểm khó chữa và hay tái phát. Bệnh vẩy nến có tính chất theo mùa rõ ràng, hầu hết bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn vào mùa xuân và mùa đông, và thuyên giảm vào mùa hè.
Cảm giác khó chịu đặc trưng của bệnh vảy nến là từng cơn đau đớn, ngứa ngáy âm ỉ tại những vùng cơ thể bị bệnh. Vảy nến ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến tinh thần người bệnh xuống dốc cùng nhiều biến chứng về tim mạch, xương khớp và lượng đường huyết gia tăng.
Làm thế nào để bệnh nhân vẩy nến điều trị hiệu quả hơn?
- Chuẩn bị tâm lý
Việc điều trị bệnh vảy nến cần có thời gian và sự tự tin, để điều trị tốt hơn bạn cần phải thực sự kiên nhẫn và hợp tác với bác sĩ, chỉ cần thực hiện nghiêm túc chế độ khám chữa bệnh thì bạn mới có thể biết được việc điều trị có hiệu quả hay không.
- Nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta (dẫn đến bệnh vẩy nến guttate)
Ở nhiều người, việc cơ thể bị nhiễm trùng liên cầu sẽ khiến bệnh vẩy nến tái phát trở lại và có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, sự tái phát này có thể dần ổn định khi sự nhiễm trùng được kiểm soát.
- Tăng cường vận động thể lực
Khi điều trị bệnh vảy nến cần tăng cường vận động, ra mồ hôi nhiều hơn, một mặt có thể nâng cao thể lực, nâng cao sức đề kháng bệnh tật của cơ thể. Mặt khác, chất độc bên trong đào thải ra khỏi cơ thể có tác dụng làm thuyên giảm bệnh, rút ngắn thời gian chữa bệnh. Một cơ thể khỏe mạnh mới là liều thuốc tốt nhất để ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
- Tránh làm tổn thương da
Cơ thể con người đặc biệt là vùng da thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều khói bụi, vi khuẩn có trong khí. Việc này rất dễ làm bùng phát và tái phát bệnh vẩy nến.
Phát ban vảy nến có thể xảy ra trên vùng da bị tổn thương và bất kỳ chấn thương nhỏ nào, chẳng hạn như chấn thương trên da, như có vết cắt hoặc trầy xước, vết côn trùng đốt hay da bị cháy nắng nghiêm trọng.
Theo Sohu