Bệnh tiểu đường đang dần trở thành một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa, vì một số người mắc bệnh tiểu đường dễ bị các biến chứng tiểu đường liên quan đến các cơ quan khác nhau của cơ thể như mắt, thận và hệ thần kinh.
- 4 cách hiệu quả để ngăn chặn cảm giác choáng váng chóng mặt chỉ trong 5 phút
- Vì sao cùng ở một chỗ nhưng có người lại trở thành "nam châm hút muỗi", có người lại không?
Bệnh tiểu đường đề cập đến một bệnh chuyển hóa phức tạp làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến lượng đường trong máu vượt quá mức. Các mạch máu cực nhỏ ở phía sau mắt của bạn có thể bị tổn thương theo thời gian do lượng đường trong máu cao. Rò rỉ chất lỏng của các mạch dẫn đến viêm, áp suất cao và các vấn đề khác.
Nguyên nhân gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường là gì?
"Bệnh võng mạc do tiểu đường gây ra khi huyết áp cao do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến võng mạc và làm tổn thương nó. Các mạch máu bị tổn thương có khả năng bị phồng lên và rò rỉ gây mờ mắt cho bệnh nhân", Giáo sư Tiến sĩ Mahipal Singh Sachdev, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành, Trung tâm Thị giác ở Ấn Độ cho biết. Ông còn nói thêm, trong một số trường hợp hiếm gặp, các mạch máu khác phát triển nhưng chúng không bình thường và có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực ở cả hai mắt. Dưới đây là một số bệnh về mắt mà người bệnh tiểu đường dễ mắc phải:
1. Đục thủy tinh thể
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc các vấn đề về đục thủy tinh thể, nhưng một người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng mắc bệnh sớm hơn và bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng, các trường hợp đục thủy tinh thể cũng tăng lên.
2. Bệnh tăng nhãn áp
Các dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương gây ra những thay đổi về thị lực và là lý do tạo áp lực trong mắt khiến chất lỏng không thể thoát ra ngoài như bình thường.
3. Bệnh võng mạc tiểu đường
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, bạn có thể mắc bệnh về mắt này. Nó gây ra do tổn thương võng mạc, một thành phần quan trọng của mắt đối với thị lực.
4. Phù nề
Điều này thường xảy ra cùng với bệnh võng mạc tiểu đường. Những chỗ phồng nhỏ trong thành mạch có thể làm rò rỉ chất lỏng hoặc máu trong mắt gây mù vĩnh viễn.
5. Tầm nhìn mờ
Bệnh tiểu đường cũng có thể dẫn đến mờ mắt Sự thay đổi liên tục của lượng đường trong máu có thể ảnh hưởng đến hình dạng của thủy tinh thể mắt khiến tầm nhìn bị mờ.
Theo Times of India