Bệnh nhân 14 tuổi có triệu chứng đau người, khó chịu 5 ngày mới được bố mẹ đưa vào bệnh viện khám thì trẻ đã trong tình trạng tràn dịch nhiều cơ quan như ổ bụng, màng phổi, tinh hoàn.
- Đừng chủ quan khi giảm sốt, đó có thể là ‘dấu hiệu ngầm’ báo sốt xuất huyết trở nặng
- Làm gì để phòng sốt xuất huyết khi dịch bệnh đang gia tăng?
Trao đổi với chúng tôi, BS. Vũ Thị Mai, khoa Nhi-BV Thanh Nhàn cho biết, tính đến nay đơn vị đang điều trị cho khoảng 7 trường hợp bệnh nhi bị sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca tình trạng nặng.
Cụ thể. 2 trường hợp bệnh nhi tuổi 13-14 bị nặng hơn so với độ tuổi nhỏ. Các bác sỹ tại khoa đã điều trị tích cực.
Theo BS Mai, trong số các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đáng chú ý trường hợp bé trai14 tuổi bị sốt ở nhà đã 5 ngày mới được gia đình đưa vào bệnh viện khám.
Tình trạng bệnh nhân nhập viện khi đã bị tràn dịch ổ bụng, màng phổi, tràn dịch tinh hoàn, sần nốt dày; tiểu cầu giảm thấp, có hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen. Sau khi được điều trị tích cực, bệnh nhi đã tiến triển tốt và được chuyển xuống phòng chăm sóc bình thường.
Các phụ huynh cần lưu ý những điểm này
BS Mai cho hay, bệnh sốt xuất huyết có thể theo dõi tại nhà bởi bệnh có diễn biến theo chu kỳ và tự khỏi, tuy nhiên, các bác sỹ lưu ý: Các ca sốt xuất huyết nặng ở nhà chủ yếu do bố mẹ chủ quan. Khi thấy con hết sốt bố mẹ nghĩ khỏi bệnh rồi nhưng đó là giai đoạn giảm tiểu cầu, nguy hiểm.
"Có nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khám, bác sĩ nhận thấy có thể điều trị ở nhà nên đã cho thuốc theo đơn", BS Mai chia sẻ.
Vì vậy, các phụ huynh cần theo dõi tình trạng mệt của con. Nếu trẻ đau bụng, nhịp tim nhanh, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen thì phải đưa đến cơ sở y tế ngay.
Đặc biệt, trong ngày thứ 4 của chu kỳ nên cho con đi xét nghiệm kiểm tra mức độ tiểu cầu để kịp thời có biện pháp chăm sóc.
"Ở bệnh nhân nhi chỉ số tiểu cầu ở mức bình thường là 140-150. Mức nguy hiểm là dưới 50, có xuất huyết một số nơi phải đưa trẻ vào viện ngay. Nhưng có thể tiểu cầu chưa giảm đến dưới 150 nhưng trẻ đã có xuất huyết thì vẫn nguy hiểm. Vậy nên để tránh những biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết, khi trẻ sốt kéo dài đến ngày thứ 4 với các trường hợp thông thường thì nên cho con đi khám, còn với những trẻ mệt nhiều thì nên cho con đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh", BS. Mai khuyến cáo.
BS Mai cũng khuyến cáo, trong chăm sóc trẻ khi mắc sốt xuất huyết, không nên cho trẻ kiêng tắm vì đấy là cơ hội để trẻ nhiễm bệnh khác như nấm.
Kiêng ăn càng không nên vì không đủ năng lượng, sức khoẻ, chống lại bệnh tật cũng như để tiểu cầu không bị giảm quá.
Dinh dưỡng cho trẻ SXH khi sốt cần bổ sung nhiều nước kể cả khi hết sốt. Giai đoạn tiểu cầu đã giảm nên ăn đồ dễ tiêu, đồ ăn lỏng.