Hàng năm, vào dịp Rằm tháng 8, không khí đón Tết trung thu trở nên rộn ràng, trong đó bánh trung thu là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng.
- Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ, vì sao ăn tôm cua có thể bị sốc phản vệ?
- Thêm những món này vào sữa chua gia tăng tuổi thọ, chống lão hóa, ngừa loãng xương hiệu quả: phụ nữ nào cũng nên tận dụng
Mặc dù được xem là một loại bánh mang đến không khí cổ truyền, tuy nhiên, năng lượng ở phần bánh trung thu lại không có quá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, với một số nhóm bệnh tật, người bệnh cần cẩn trọng khi nạp quá nhiều.
Năng lượng từ bánh trung thu
Có nhiều nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong bánh trung thu. Một phần bánh đã được tính toán kĩ lưỡng khi hoàn thành theo trọng lượng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia ước tính: Một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 g cung cấp 566 calo. Trong đó, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid. Trong đó, một bánh dẻo trứng đậu xanh được kể ra có năng lượng gấp 2-2,5 lần bát phở bò, lượng bột đường của một chiếc bánh dẻo hoặc một bánh nướng bằng 2-3 bát cơm (một bát cơm 258 g), đường lại chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh gây tăng đường huyết nhanh.
Hầu hết mọi người chờ đến dịp Trung thu để nhâm nhi chiếc bánh và trải qua thời gian, bánh Trung thu đã trở nên đa dạng hơn, ngon hơn và cũng... béo hơn rất nhiều.
Người ta ước tính khi ăn 1 chiếc bánh nướng nhân sen 2 trứng muối cũng tương đương với lượng calo trong 3 miếng pizza và phải mất 1,5 tiếng chạy bộ để tiêu tán lượng calo khổng lồ vừa nạp.
Những nhóm người cẩn trọng khi nạp bánh trung thu
Theo đó, khi ăn bánh trung thu, vì lượng calo rất cao, nên một số nhóm người bệnh sau cần cẩn trọng, một miếng cũng không nên đụng tới:
Người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường trong khẩu phần ăn cần kiêng kỵ tuyệt đối những món ăn có quá nhiều năng lượng, như bánh trung thu có thể khiến lượng đường tăng vọt, gây nguy hiểm cho căn bệnh cần được phòng tránh tối đa.
Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Tốt nhất, bạn có thể tự làm hoặc sử dụng món ăn có ít thành phần đường bột, các loại nhân chứa chất béo.
Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch, thận
Với những căn bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… khi ăn các loại bánh quá ngọt dễ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim. Những loại bánh mặn không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao và dễ gây nên căn bệnh thế kỷ cần được lưu ý tuyệt đối.
Người đang muốn giảm cân và béo phì
Một miếng bánh tăng thêm rất nhiều calo và điều đó khiến cân nặng khó kiểm soát. Thành phần chính của bánh trung thu vô cùng dồi dào năng lượng, độ béo và ngọt được kể ra rất cao. Do vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt.
Cũng như người béo phì không ăn các loại bánh này để tránh tình trạng tăng cân làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn. Với trẻ béo phì nên giới hạn lượng bánh được ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong ngày sẽ trừ bớt phần do bánh cung cấp.
Người bị dị ứng nổi mụn
Với một số cơ địa dễ nổi mụn, tinh bột, đường gây béo cũng là tác nhân cho việc khiến da dễ bị tắc nghẽn và phát sinh mụn nhiều hơn. Người bị viêm da dị ứng, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.
Người có hệ tiêu hóa kém
Khi hệ tiêu hóa không ổn định, người sử dụng một số loại bánh có thành phần dinh dưỡng quá cao có thể khó tiêu, đầy bụng thậm chí khiến cơ thể phản ứng. Sốc phản vệ thường gặp trong một số nhóm thức ăn mà cơ thể không phù hợp.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cũng cần lưu ý vì bánh trung thu thúc đẩy quá trình bài tiết axit do cơ thể cần tiết ra nhiều axit mới có thể tiêu hóa hết lượng chất béo trong bánh trung thu đã nạp vào. Lượng axit này sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên tệ hơn.
Một số lưu ý khi ăn bánh trung thu
- Ăn một lượng nhỏ bánh trung thu và có thể chia ra trong ngày, cân bằng với lượng thức ăn nạp vào.
- Nên tăng lượng rau xanh để thải chất béo ra ngoài và ngăn ngừa đường huyết tăng nhanh.
- Ăn kèm một số loại nước uống như: trà xanh, nước ép bưởi, các loại nước từ quả mọng ít đường, các loại trà thảo mộc (trà sen, trà hoa cúc, trà bạc hà) có thể góp phần giảm bớt lượng calo tăng cao trong cơ thể.
- Tập thể dục để cân bằng lại lượng calo nếu bạn lỡ nạp vào nhiều hơn mức quy định.
- Uống nước lọc, một loại nước ít tốn kém nhưng hiệu quả thanh lọc cơ thể cao nhất có thể khuyên bạn bổ sung cho cơ thể hàng ngày.
- Chọn các loại bánh làm từ các thành phần dinh dưỡng, tốt cho cơ thể như bánh được làm bằng các loại bột ít béo, các loại nhân healthy, bánh không sử dụng quá nhiều đường và không có chất bảo quản để giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.