Bàn chân là 'trái tim thứ 2', nếu thấy 5 dấu hiệu bất thường này chứng tỏ cơ thể đang lên tiếng cảnh báo

Sức khỏe 21/05/2023 09:54

Y học hiện đại gọi bàn chân là “trái tim thứ hai”. Ðôi bàn chân tuy nằm ở vị trí thấp nhất trong cơ thể, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

5 dấu hiệu bất thường ở bàn chân cần lưu ý.

Bàn chân là 'trái tim thứ 2', nếu thấy 5 dấu hiệu bất thường này chứng tỏ cơ thể đang lên tiếng cảnh báo - Ảnh 1

Y học hiện đại gọi bàn chân là “trái tim thứ hai”. Để hỗ trợ cho việc đi đứng, bàn chân và cổ chân là cấu trúc giải phẫu bao gồm 26 xương không đồng đều về hình dạng, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và có 30 cơ tác động lên các phân đoạn.

Vì thế, tuy là bộ phận ở vị trí thấp nhất nhưng lại mang vai trò rất quan trọng và có liên quan mật thiết đến não bộ, hệ thần kinh và tim. Khoảng 70% hàm lượng máu trong cơ thể do chịu tác dụng của trọng lực nên sẽ tập trung ở phần thân dưới.

Lúc này, bắp chân sẽ đóng vai trò tương tự như một chiếc máy bơm máu, bộ phận này sẽ tiếp nhận lượng máu được truyền xuống cũng như sẽ chống lại trọng lực mà bơm máu trở về tim, cứ thế tiếp diễn không kể ngày đêm.

Còn Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, bàn chân có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với những tạng phủ quan trọng trong cơ thể như thận, tỳ, can, vị, bàng quang... thông qua các đường kinh, đường lạc phân bố dày đặc ở bàn chân. Không chỉ như vậy, dưới bàn chân có hơn 60 huyệt vị.

Nếu có bất thường ở bàn chân, rất có thể cơ thể đã gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe, cho thấy một số vấn đề đang dần xuất hiện. Những triệu chứng bàn chân dưới đây đại diện cho những căn bệnh khác nhau, mọi người không được bỏ qua mà cần thăm khám cẩn thận.

1. Tê bì cả hai chân

Nếu bàn chân thường xuyên bị tê, phần lớn có liên quan đến bệnh lý thần kinh. Hãy cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh tổn thương dây thần kinh ở gót chân và mắt cá chân.

Đồng thời nên kiểm tra đường huyết nếu tình trạng này xuất hiện liên tục. Nguyên nhân là do chỉ số đường huyết tăng cao dễ khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Chú ý kiêng rượu, bia vì chúng có thể gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

2. Chuột rút bàn chân

Chuột rút chân, là tình trạng co giật cơ, có thể liên quan đến việc tập thể dục cường độ cao một hoặc hai lần, sẽ có cảm giác đau nhức sau đó.

Trong trường hợp này, có thể cơ thể đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, magie… Nên bổ sung đủ chất, đồng thời, có thể mát-xa chân thường xuyên hơn và dùng khăn ủ ấm vào ban đêm để giúp tình trạng thuyên giảm. Nếu không đỡ, nên đi khám bác sĩ ngay.

3. Da chân bị khô, bong tróc nghiêm trọng

Nếu bàn chân bị bong tróc, làn da khô ráp có thể là do máu trong cơ thể lưu thông kém. Bàn chân nằm khá xa so với tim, nếu bộ phận này không được cung cấp đủ máu, nó sẽ hoạt động rất “khô khan”. Ngoài ra, nấm da cũng có thể gây nên tình trạng như vậy, đi kèm với những cơn ngứa ngáy khó chịu.

4. Vết thương ở chân khó lành

Khi có vết thương ở chân để lâu không lành, rất có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu tăng đột biến, hệ thống dây thần kinh dễ bị tổn thương, lúc này khả năng tiết mồ hôi cũng bị suy yếu, từ đó dẫn đến một biến chứng là bệnh tiểu đường bàn chân. Một khi có hiện tượng này cần đi khám để điều trị kịp thời.

5. Chân lạnh toát

Quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể không được thông suốt, kém lưu thông thì lúc nào chân cũng sẽ bị lạnh. Cũng có thể do chức năng tuyến giáp suy giảm và hormone trong cơ thể tiết không đủ, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường. Như vậy, chức năng điều hòa thân nhiệt cũng bị ảnh hưởng, làm bàn chân có nhiệt độ bất thường.

 

Nam sinh liệt mềm tứ chi sau khi vui đùa cùng bạn lúc chơi bóng

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vào chiều ngày 18/5, được biết, bệnh viện đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam 15 tuổi đến nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng cổ, liệt mềm tứ chi.

TIN MỚI NHẤT