Trong những năm qua, bệnh tim mạch cảnh báo người bệnh gặp nguy hiểm, đặc biệt gây tử vong cao hàng đầu thế giới.
- Nguy hiểm từ những đám cháy và người bị mắc kẹt: Chỉ trong 6 phút bệnh nhân có thể tử vong, sau 10 phút đã có thể không qua khỏi
- Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ, vì sao ăn tôm cua có thể bị sốc phản vệ?
Vì điều đó, theo nghiên cứu trong Đông y hay Tây y đều rất chú trọng vào việc phòng chống bệnh tim mạch. Có thể thấy, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 305 ca phẫu thuật tim vì nhiều rối loạn, bao gồm cả chứng phình động mạch chủ.
Phình động mạch chủ được biết đến là động mạch lớn xuất phát từ buồng tim trái, nơi đây rất dễ bị tổn thương và là nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho nhóm bệnh tim mạch không lây nhiễm.
Theo PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, thực tế, bệnh lý tim mạch có thể chia thành hai nhóm chính: nhóm bệnh liên quan đến bệnh lý bẩm sinh (bệnh tim bẩm sinh) hoặc nhiễm trùng (bệnh lý van tim do thấp)… và nhóm bệnh Tim mạch không lây nhiễm liên quan đến bệnh lý do xơ vữa động mạch (như bệnh lý động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên…).
Động mạch chủ bao gồm đoạn động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng. Động mạch chủ bụng đi xuống và chia làm hai nhánh, nhánh động mạch chậu chung bên trái và phải. Thành động mạch chủ cấu tạo gồm 3 lớp, lớp áo trong (intima), lớp áo giữa (média) và lớp áo ngoài (adventice).
Khi xảy ra phình động mạch chủ là hiện tượng động mạch chủ tăng kích thước đường kính trên 50% và biến dạng thành hình túi, hình thoi làm thành mạch căng ra, rất dễ bị vỡ.
Chúng ta hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng thực tế bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh chóng với gần 200 nghìn người tử vong mỗi năm.
Một bài kiểm tra bệnh tim được chỉ ra theo Đại học Yale (Mỹ) về việc thử nghiệm ngón tay cái và lòng bàn tay giúp cảnh báo về nguy cơ mắc chứng phình động mạch chủ tiềm ẩn. Dù chưa được đánh giá trong môi trường lâm sàng. Tuy nhiên, trong ít nhất 20 năm qua, những người nghiên cứu đã đưa bài kiểm tra ngón tay cái này cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh và đưa vào việc giảng dạy.
Cách kiểm tra rất đơn giản: Giữ lòng bàn tay phẳng, bệnh nhân gập ngón cái trên lòng bàn tay càng xa càng tốt. Nếu ngón cái vượt ra ngoài rìa của lòng bàn tay, bệnh nhân có khả năng bị chứng phình động mạch.
Có thể cử động ngón tay cái theo cách trên cho thấy xương dài của bệnh nhân vượt quá mức và khớp lỏng lẻo. Đó là những dấu hiệu của bệnh mô liên kết khắp cơ thể, bao gồm cả động mạch chủ.
Tuy nhiên, không phải ai có biểu hiện như trên đều là người mang chứng phình động mạch. Bệnh phình động mạch chủ có thể tốn vài năm để phát hiện bệnh nên mọi người không cần lo lắng.
Cách phòng chống, bảo vệ tim mạch tốt hơn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là yếu tố quan trọng giúp người bệnh phòng ngừa các biến cố tim mạch nguy hiểm có thể xảy ra.Theo ThS-BS. Vũ Hoàng Vũ - Trưởng khoa Tim mạch can thiệp BV ĐHYD TP.HCM chia sẻ trên báo Thanh niên, cần chú ý các cách bảo vệ cơ thể sau đây:
- Thay đổi lối sống, sinh hoạt và giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh (đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…)
- Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm chất béo và hạn chế muối.
- Tăng cường chất xơ xanh; bổ sung vitamin và omega.
- Tuân thủ chế độ tập luyện phù hợp, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể đi bộ hoặc tập một môn gì đó tối thiểu 30 phút trong ngày, có thể tập 2-3 ngày hoặc 5 ngày trong tuần giảm được 50% nguy cơ bị bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.
- Riêng với phụ nữ ở tuổi bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh nên có những thăm khám sớm về nội tiết để có thể bổ sung kịp thời nếu tình trạng tình mãn kinh sớm.