Nhịn ăn gián đoạn có vẻ là một trào lưu ăn kiêng thịnh hành nhưng trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành vì lợi ích sức khỏe khi thực hiện. Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn kiêng có thời hạn với mong muốn cải thiện sự trao đổi chất, cải thiện chức năng tim mạch và kéo dài tuổi thọ.
- Bệnh trầm cảm ngày ngày gia tăng, làm ‘điều này’ mỗi ngày sẽ ngăn ngừa bị trầm cảm
- 4 bằng chứng cho thấy bạn đã uống quá nhiều cà phê, nếu không điều chỉnh gấp sức khỏe sẽ tụt dốc không phanh
Nhịn ăn gián đoạn là gì?
Đầu tiên, sẽ giải thích đơn giản dành cho những ai chưa biết nhiều về chế độ nhịn ăn gián đoạn.
Natalie Allen, giảng viên về khoa học y sinh tại Đại học Bang Missouri và nhóm chuyên gia dinh dưỡng cho tất cả các vận động viên của Bang Missouri cho biết nhịn ăn gián đoạn là một chế độ ăn uống bạn sẽ tự quyết định khi nào sẽ nạp thức ăn vào cơ thể.
Trong những giờ ngoài bữa ăn chính bạn có thể uống nước, cà phê, một số loại trà (chẳng hạn như trà xanh và trà thảo mộc) hoặc đồ uống không đường khác.
Có nhiều khung thời gian khác nhau cho chế độ nhịn ăn gián đoạn!
Các khoảng thời gian nhịn ăn gián đoạn phổ biến là:
16:8
Thời gian nhịn ăn là 16 tiếng. Điều này có nghĩa là bạn có 8 tiếng để ăn uống.
5:2
Trong một tuần có năm ngày ăn bình thường và hai ngày còn lại sẽ giảm lượng calo tiêu thụ xuống 25% mức bình thường.
OMAD (ăn 1 bữa mỗi ngày)
Nhịn ăn dưới 24 tiếng có nghĩa là nhịn ăn từ bữa tối hôm nay đến bữa tối của ngày hôm sau và một tuần thực hiện 2 đến 3 lần.
Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều đó là nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ bữa sáng là có thể được xem như đang áp dụng nhịn ăn gián đoạn nhưng điều đó không đúng. Để xem xét liệu việc nhịn ăn gián đoạn có thực sự hiệu quả hay không bạn cần có một kế hoạch rõ ràng, thử nghiệm cá nhân và nhận thức về các tác động để đảm bảo sức khỏe.
Dưới đây là một số sai lầm bạn thường mắc phải và đề xuất một số biện pháp khi thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn.
1. Không có mục tiêu
Cũng giống như tìm hiểu lý do tại sao bạn lại chạy bộ và điều gì thúc đẩy bạn chạy bộ và chế độ nhịn ăn gián đoạn đòi hỏi bạn phải hiểu được mục đích khi thực hiện, bác sĩ Jason Fung nói.
Nếu bạn chỉ muốn thử nhịn ăn gián đoạn để xác định xem liệu có thay đổi gì không thì điều đó không sao cả nhưng nếu bạn muốn cải thiện giấc ngủ, caair thiện chất lượng tiêu hóa, kiểm soát được sự lên xuống của năng lượng và sự thay đổi các thành phần của cơ thể thì tốt hơn trước khi thực hiện bạn nên đặt ít nhất cho mình 2 đến 3 mục tiêu. Bằng cách thực hiện có mục tiêu rõ ràng bạn có thể có cảm giác tiến bộ hơn.
Nếu bạn đang cố gắng làm một điều mà không biết tại sao thì sẽ rất khó điều chỉnh các kế hoạch của bạn vì bạn sẽ không có tiêu chuẩn để đánh giá kết quả, Fung nói.
2. Nạp không đủ hoặc quá nhiều lượng calo
Chế độ ăn kiêng nhịn ăn gián đoạn thường không cung cấp đủ calo hoặc sẽ tiêu thụ quá nhiều calo. Bác sĩ Fung khuyên rằng trong khi giảm lượng calo và đặt khung thời gian cho các bữa ăn nhưng điều đó không nhằm mục đích ăn kiêng.
Ông cho biết thêm: “Giảm lượng calo bằng cách nhịn ăn có thể gây phản tác dụng. Đó là bởi vì sự hạn chế sẽ có khiến bạn thay đổi theo hướng ngược lại (ăn quá nhiều). Khi điều này xảy ra một cách thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đáng kể đến sức khỏe, đặc biệt là chức năng tim mạch.
Một nguy cơ tiềm ẩn khác là bạn sẽ ăn quá nhiều khi cố gắng nạp nhiều calo vào một khung thời gian đã định sẵn. Điều này không có nghĩa là bạn ăn quá nhiều mỗi ngày nhưng bạn có thể ăn nhiều hơn dự định ban đầu vì sợ bị đói trong khoảng thời gian nhịn ăn.
Bác sĩ Fung khuyến cáo bạn nên đặt trước lượng calo cần hấp thụ dựa trên độ tuổi, cân nặng, mức độ vận động cơ thể để đảm bảo lượng calo được tiêu thụ trong khoảng thời gian đã chọn mà tôi. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã đăng ký nếu bạn không chắc mình nên nạp bao nhiêu calo trong ngày.
3. Không thử nghiệm với các khung thời gian khác
Một số người chọn ăn trong khung thời gian 8 giờ mỗi ngày, trong khi cũng có những người chọn ăn trong khung thời gian 12 giờ hoặc nhịn ăn một ngày trong tuần (cách ăn 7: 1) nhưng cũng có một số người nói rằng ăn trong khung thời gian 10 giờ phù hợp với cơ thể.
Vậy thì bạn nên chọn cách ăn nào? Theo lời khuyên của chuyên gia thì phương pháp nào cũng đúng.
Cần có thời gian để tìm ra cách phù hợp với bạn. Nếu bạn thử một khung thời gian và cảm thấy nó không hiệu quả lắm thì bạn nên thử ở một khung thời gian khác. Hiểu được điều này bạn nên thử tiếp cận ở nhiều khung giờ khác nhau, chia sẻ của Luiza Petre một bác sĩ tim mạch tự thực hành nhịn ăn gián đoạn và là người tư vấn chiến lược này cho bệnh nhân.
Nếu bạn muốn bắt đầu dễ dàng thì phương pháp phổ biến nhất được khuyến khích là thời gian nhịn ăn 16 giờ (bao gồm cả thời gian ngủ) và khung giờ ăn là 8 tiếng. Ví dụ, nếu bạn ăn sáng lúc 9 giờ sáng và ăn tối lúc 5 giờ chiều thì không ăn bất cứ gì cho đến sáng hôm sau.
Tiến sĩ Petre nói: “Nên nghĩ rằng nhịn ăn gián đoạn như một phương pháp luyện tập lâu dài và thực hiện trong các khung thời gian khác nhau. Bạn không cần phải tuân theo một phương pháp cố định vì đôi khi nó chỉ phù hợp với bạn bè và gia đình của bạn thôi”.
Bác sĩ Fung cũng đề xuất bạn nên thử mỗi phương pháp trong khoảng một hoặc hai tuần để cơ thể có thời gian thích nghi. Khi thử nghiệm, bạn sẽ nhận ra phương pháp nào phù hợp với bản thân.
Bạn cũng nên thử nhịn ăn cả ngày chẳng hạn như 7: 1 hoặc 5: 2 để xem điều gì xảy ra với cơ thể mình. Trong quá trình này bạn nên ghi lại xem liệu các vần đề về tiêu hóa, đại tiện, chất lượng giấc ngủ, mức năng lượng, tâm trạng,… có bị ảnh hưởng hay không.
4. Ăn thực phẩm không lành mạnh
Một trong những lợi ích của việc nhịn ăn gián đoạn là tập trung vào thời gian được ăn uống, bạn có thể tránh được các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhẹ bạn đã ăn vào lúc nửa đêm.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh này vào những thời điểm khác nhau (ngay cả ở trong thời gian ăn) thì việc nhịn ăn gián đoạn có thể sẽ không có ý nghĩa.
Kết luận
Việc nhịn ăn gián đoạn không biết thực sự có mang lại lợi ích gì cho sức khỏe hay không nhưng điều đó không sao cả. Nếu bạn vẫn cảm thấy đói hoặc mệt mỏi sau khi đã thử các phương pháp nhịn ăn thì nên ngừng và tập trung vào một chế độ ăn uống bình thường và lành mạnh hơn. Điều đó không có nghĩa là bạn phải chán nản khi thất bại, bác sĩ Fung nói.
Chế độ nhịn ăn gián đoạn sẽ giúp bạn hiểu rõ thức ăn ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào. Ngay cả khi chế độ ăn kiêng này không hiệu quả đối với bạn nhưng nhận thức của bạn về việc ăn uống và sức khỏe được nâng cao.
Theo Elle