Ăn khế có tác dụng gì và ăn thế nào cho tốt? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
- Ăn bí đỏ có tốt không? Những công dụng tuyệt vời của bí đỏ!
- Đêm nào cũng nhỏ vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân, các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ được bảo vệ, tốt không kém "đan dược"
Nội dung bài viết
- Giá trị dinh dưỡng của quả khế
- Ăn khế có tác dụng gì?
- Ăn khế chua có tốt không?
- Một số cách chế biến khế an toàn
Quả khế gắn liền với hình ảnh làng quê nước ta, là một loại quả chứa được tuổi thơ và những kỷ niệm khó quên. Không những thế quả khế còn mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vậy ăn khế có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của quả khế
Trong quả khế chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như: protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, B5, C, E, K, kali, natri, magie, sắt, canxi… Hơn nữa, quả khế còn chứa lượng lớn chất chống oxy hóa như: các hợp chất polyphenolic, axit galic, quercetin, epicatechin…
Ăn khế có tác dụng gì?
Hỗ trợ giảm cân
Câu hỏi “ăn khế có giảm cân không?” được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Câu trả lời là có vì trong khế chứa nhiều chất xơ, nước cùng một số hợp chất giảm cảm giác thèm ăn của bạn, do đó bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Hơn nữa, trong 100g khế chỉ chứa 31 calo nên bạn hoàn toàn có thể dùng nó để làm thực phẩm hỗ trợ giảm cân.
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong quả khế chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chất xơ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về đường tiêu hóa như: chứng khó tiêu, bệnh nhu động ruột bất thường… Hơn thế, vai trò của chất xơ là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển lợi khuẩn trong ruột già giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Lượng kali dồi dào trong quả khế giúp duy trì sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp. Ngoài ra, việc sử dụng quả khế hợp lý trong các bữa ăn hằng ngày còn giúp bạn phòng ngừa các bệnh tim mạch và là một hình thức bổ sung kali lành mạnh.
Tốt cho mắt
Khế được biết đến là nguồn cung cấp vitamin A lớn giúp hỗ trợ thị lực cho mắt. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…
Khả năng kháng khuẩn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra khả năng kháng khuẩn của quả khế. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn như: E.Coli, Salmonella typhus, Bacillus cereus… Ngoài ra, khế còn giúp loại bỏ các yếu tố gây ung thư ruột, tuy nhiên điều này cần phải xác minh thêm.
Khả năng kháng viêm
Khi ăn một quả khế là bạn đã nạp vào cơ thể nhiều loại chất kháng viêm quan trọng như: vitamin C, flavonoid, saponin… Từ đó khế giúp kháng viêm hiệu quả, bạn cần quan tâm đến các chứng viêm này vì chúng có thể gây ra các bệnh mãn tính do viêm như: tim mạch, dạ dày, hô hấp…
Tăng cường miễn dịch
Ăn khế giúp cơ thể bạn bổ sung lượng vitamin C cần thiết và các chất chống oxy hóa. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật, giảm sự ảnh hưởng của vi khuẩn, virus, gốc tự do, độc tố, tế bào ung thư…
Kiểm soát đường huyết
Trong một quả khế thì lượng đường cung cấp rất ít, trong khi đó lại chứa nhiều chất xơ. Vì vậy ăn khế giúp bạn kiểm soát đường huyết, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường thì có thể sử dụng quả khế vì người bệnh ít có lựa chọn về các loại trái cây. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về số lượng dùng, thời gian dùng…
Làm đẹp da
Nhiều chất trong quả khế có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về da như: chàm, nám da… Các vấn đề về sẹo, mụn trứng cá cũng có thể thuyên giảm nhờ sử dụng khế. Hơn thế, quả khế còn chứa nhiều vitamin thẩm thấu sâu vào da giúp làm chậm quá trình lão hóa, hàn gắn các tế bào da, các mô tổn thương, ngăn ngừa nếp nhăn, từ đó giúp da trắng sáng, mịn màng.
Ăn khế chua có tốt không?
Vấn đề tốt hay không tốt khi ăn khế không phụ thuộc vào độ chua của khế mà phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và liều lượng. Đối với những người bệnh thận thì cần hết sức cẩn trọng vì trong khế chứa nhiều oxalat có thể gây sỏi thận. Người bệnh thận ăn nhiều có thể dẫn đến co giật, nhầm lẫn, co giật, nghiêm trọng nhất là tử vong.
>>> Xem thêm:
- Tác dụng của khế chua ngâm đường phèn khiến bạn bất ngờ
- Hướng dẫn cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản và hiệu quả nhanh chóng
Một số cách chế biến khế an toàn
Ăn sống
Bạn nên chọn những quả khế có màu vàng đậm sẽ dễ ăn hơn. Đầu tiên là rửa sạch, sau đó cắt bỏ rìa từng múi khế vì chúng có vị chát, ảnh hưởng đến khẩu vị món ăn. Cuối cùng, bạn cắt khế thành những miếng nhỏ, bỏ hạt đi là có thể thưởng thức.
Các hình thức khác
Ngoài cách ăn sống trên, bạn có thể chế biến khế thành nhiều món ăn khác nhau như: mứt, thạch, nước ép, nấu canh chua với cá, hải sản…
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích của quả khế. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý khi sử dụng loại quả này vì nó có chứa một số hợp chất gây hại cho cơ thể nếu sử dụng nhiều, đặc biệt là những người bệnh thận. Mong những chia sẻ xoay quanh chủ đề ăn khế có tác dụng gì có thể giúp ích cho các bạn.