Bạn nằm trên giường mãi vẫn không thể chợp mắt, mất ngủ vì vô số suy nghĩ miên man quay cuồng trong đầu. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngừng suy nghĩ và ngủ ngon hơn.
- Dấu hiệu nhận biết sức khỏe sinh sản tốt ở phụ nữ
- Nhiều người nghĩ ung thư phổi chỉ phát hiện ở giai đoạn cuối, tuy nhiên đây là dấu hiệu mọi người đã bỏ qua ở giai đoạn đầu
1. Tập trung vào nơi này và lúc này
Những suy nghĩ miên man khiến bạn không thể ngủ được thường liên quan đến quá khứ hoặc tương lai.
Chúng ta lo lắng về những điều có thể sẽ xảy ra hoặc hối tiếc vì những việc đã làm hoặc không làm trong quá khứ.
Nếu đây là điều xảy ra với bạn, việc bạn cần làm là tập trung vào nơi này và lúc này.
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ hay dự đoán tương lai, nhưng hiện tại là điều chúng ta có thể kiểm soát.
Việc thay đổi sự tập trung có thể giúp bộ não được thư giãn.
2. Loại bỏ các thiết bị điện tử
Sử dụng điện thoại, máy tính xách tay và máy tính bảng trước khi ngủ có thể làm tăng mức độ lo âu và căng thẳng, đặc biệt nếu bạn đọc, xem tin tức hoặc những thứ khiến bạn lo lắng hoặc khiến bộ não bận rộn.
Bên cạnh đó, ánh sáng từ các thiết bị điện tử này ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất melatonin trong cơ thể bạn, khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
3. Đánh lạc hướng bản thân
Sau khi loại bỏ các thiết bị, bạn có thể nghĩ đến một số lựa chọn thay thế lành mạnh hơn.
Bạn có thể thử một sở thích nhẹ nhàng hoặc một hoạt động thư giãn phù hợp nhất với mình, chẳng hạn như đọc sách, tô màu, nghe nhạc, đi dạo hoặc nấu ăn...
Khi bạn không thể chìm vào giấc ngủ vì những suy nghĩ dồn dập, thực hiện một hoạt động thư giãn sẽ giúp bạn chuyển sự tập trung khỏi những suy nghĩ này sang một thứ gì đó dễ chịu hơn.
4. Đặt một thời gian cụ thể cho những suy nghĩ
Cũng giống như bạn sắp xếp thời gian để đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè hoặc làm việc nhà, bạn có thể thử lập kế hoạch từ 15 đến 30 phút trong ngày cho những lo âu của mình.
Hãy dành thời gian này cho những suy nghĩ đang làm phiền bạn, điều đó có thể khiến chúng không quay trở lại vào ban đêm nữa.
Trong thời gian này, hãy viết ra giấy những suy nghĩ căng thẳng của bạn và một số cách thực tiễn để giải quyết vấn đề.
Hãy kiên trì và thử biến kỹ thuật này thành một phần thói quen của bạn để đạt được kết quả tốt hơn.
5. Dùng tinh dầu oải hương
Tinh dầu oải hương thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để giảm căng thẳng, thư giãn, giúp ngủ ngon hơn.
Bạn có thể nhỏ vài giọt lên khăn hoặc vải, hoặc thêm một ít dầu vào bồn tắm.
Tuy nhiên hãy cẩn thận khi sử dụng vì tinh dầu có thể gây ra phản ứng dị ứng.
6. Giãn cơ
Bạn có thể thực hiện cá động tác giãn cơ ngay trên giường. Hãy thư giãn từng cơ một, từ chân lên đầu.
Bài tập này sẽ giúp bạn thư giãn các cơ bắp bị căng và buộc bạn tập trung vào cơ thể, làm bạn phân tán sự chú ý khỏi những suy nghĩ miên man.
7. Đừng ép mình phải ngủ
Thay vì cố gắng ép bản thân phải đi ngủ và không thành công, hãy rời khỏi giường và làm việc gì đó, ví dụ như uống trà, đọc sách, viết nhật ký, và chỉ quay lại giường khi bạn bắt đầu thấy buồn ngủ.
Nằm thao thức trên gường và ép bản thân đi ngủ có thể khiến bộ não bạn gắn chiếc giường với mất ngủ và lo âu, biến chiếc giường thành một nơi khó có thể ngủ được.
8. Mở TV
Dù lời khuyên phía trên nói bạn nên loại bỏ các thiết bị trước giờ đi ngủ, nhưng nếu các phương pháp trên không giúp ích, thì chương trình TV hay bộ phim bạn thích có thể giúp phân tán bộ não của bạn.
Ánh sáng phát ra từ màn hình TV xa với mắt hơn là điện thoại, do đó nó bớt gây hại cho giấc ngủ của bạn hơn.
Thực tế, nhiều người có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ khi nghe tiếng TV và nhắm mắt.
9. Tập thở
Những suy nghĩ miên man thường liên quan đến căng thẳng, và căng thẳng khiến tim đập nhanh hơn, tăng nhịp thở.
Hít thở chậm và sâu có thể giúp bạn bình tĩnh lại và giúp suy nghĩ lắng xuống.
Bạn cũng có thể thử các bài tập thở để ngăn căng thẳng và lo âu.
Nếu các phương pháp trên đều không có tác dụng hoặc bạn cảm thấy tình trạng suy nghĩ quá nhiều của bạn có thể liên quan đến một vấn đề tâm lý hoặc sức khỏe, bạn cần gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hữu hiệu.