Yoga là phương pháp tập luyện không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể cải thiện chức năng toàn cơ thể. Nhiều người tập yoga thường xuyên đã giảm bớt các triệu chứng bệnh tật, trong đó có gan nhiễm mỡ.
- 4 tư thế yoga giúp 'thăng hoa' trong đời sống tình dục: Huấn luyện viên tiết lộ về khả năng phục hồi cơ thể, thư giãn, nhất là ở phụ nữ U40
- Những lợi ích “không ngờ tới” của tập yoga trong một năm đầy thách thức
Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ trong gan có thể làm tổn thương cơ quan này và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Nếu bạn bị gan nhiễm mỡ, bên cạnh phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định thì lối sống lành mạnh cũng có thể góp phần giúp kiểm soát bệnh.
Một phần quan trọng của lối sống lành mạnh là tập thể dục, và yoga là một trong những phương pháp tập luyện có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Dưới đây là 5 tư thế yoga giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.
1. Tư thế tam giác (Trikonasana)
Tư thế yoga đầu tiên tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ có tên gọi là tư thế tam giác, tên tiếng Phạn là Trikonasana.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, mở rộng 2 chân cách nhau tầm 3 - 4 bàn chân
- Điều chỉnh chân phải bạn hướng ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái cũng hướng theo một góc nhỏ tầm 15 độ
- Nhớ đặt bàn chân xuống sàn, không nhấc chân lên, toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn đứng trên 2 bàn chân
- Hít vào thật sâu, từ từ thở ra và uốn người bạn sang bên phải, tay phải vươn xuống qua hông xuống chân, giữ cổ tay thẳng. Nâng tay trái lên và chạm tay phải xuống sàn. 2 tay tạo thành 1 đường thẳng đứng
- Tùy thuộc vào khả năng của mình, bạn có thể đặt tay phải của mình lên chân, lên mắt cá, hoặc chạm hẳn xuống sàn. Đảm bảo kéo giãn hông trái bạn trong khả năng. Mắt nhìn theo tay trái
- Giữ tư thế và điều chỉnh cơ thể. Hít vào sâu và thở ra chậm, điều hòa hơi thở, thư giãn cơ thể
- Hít vào và trở lại tư thế bạn đầu, nhẹ nhàng hạ 2 tay xuống
- Lặp lại đổi bên trái.
2. Tư thế nhân sư (Salamba Bhujangasana)
Tư thế nhân sư hay Salamba Bhujangasana theo tiếng Phạn cũng là một tư thế yoga tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
Cách thực hiện:
- Nằm nghiêng về phía trước, đặt hai cẳng tay xuống mặt thảm để nâng ngực lên.
- Đưa vai ra sau khỏi cổ, bả vai trượt xuống lưng và nâng nhẹ xương ức lên.
- Hướng hơi thở của bạn về phía lưng dưới và bụng.
- Mắt nhìn về phía trước. Siết cơ đùi, hông và bụng dưới để tăng hiệu quả của tư thế cho các nhóm cơ, thắt lưng và cột sống.
- Giữ tư thế trong vài nhịp thở.
- Để thoát ra khỏi tư thế, hãy đưa khuỷu tay sang hai bên, hai bàn tay đặt gần nhau và đặt trán lên trên mu bàn tay.
3. Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)
Người bị gan nhiễm mỡ nên tập tư thế yoga có tên rắn hổ mang, tiếng Phạn là Bhujangasana.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp trên thảm. Duỗi 2 chân ra sau sao cho mũi bàn chân chạm sàn. Hai tay thả lỏng, đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay sát cơ thể
- Chống 2 tay lên thảm, 2 tay đặt ngay dưới ngực. Dùng lực ấn đùi và hông sát sàn. Sau đó, sử dụng lực từ bàn tay từ từ nâng phần thân trên lên.
- Tiếp tục dùng lực đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể được kéo căng. Kéo vai ngược về sau và giữ hông thật chặt.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 - 30 giây, lặp lại nếu cần và tùy theo sức lực của bạn.
4. Tư thế cánh cung (Dhanurasana)
Tư thế cánh cung, tên tiếng Phạn là Dhanurasana, cũng là một bài tập yoga tốt giúp kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.
Cách thực hiện:
- Nằm sấp xuống sàn. Thả lỏng hông, 2 tay xuôi theo thân
- Nhẹ nhàng gập 2 chân, 2 tay nắm lấy 2 mắt cá chân
- Hít vào, nâng ngực và chân lên khỏi sàn
- Nhìn thẳng, thư giãn cơ mặt
- Giữ tư thế và tập trung vào hơi thở. Cả cơ thể bạn lúc này trông như 1 cây cung
- Khi bạn cảm thấy thoải mái với tư thế, hãy hít thở dài và sâu
- Tầm 15 - 20 giây giữ tư thế, sau đó hãy thở ra và thả lỏng.
5. Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)
Để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách tập yoga, người bệnh không nên bỏ qua tư thế vặn mình (tiếng Phạn là Ardha Matsyendrasana).
Cách thực hiện:
- Ngồi duỗi thẳng chân trên sàn phía trước cơ thể, cột sống lưng thẳng.
- Gập chân phải và để chân phải chạm sàn phía bên ngoài đầu gối trái (các ngón chân phải nên hướng về phía trước).
- Gập chân trái sao cho bàn chân trái đưa ra ngoài của mông phải đồng thời rìa ngoài bàn chân để tiếp xúc với sàn.
- Tay trái vòng bên ngoài đầu gối phải, ôm lấy mé trong bàn chân phải, có thể ôm cổ chân phải hoặc bàn chân phải.
- Tay phải đặt phía sau hông phải.
- Vặn eo, vai và cổ theo trình về phía vai của bạn (giữ cho cột sống của bạn luôn được dựng thẳng).
- Giữ nguyên tư thế thở ra, hít vào thật dài và sâu.
- Thở ra đổi tay phải vòng về phía phải của đầu gối phải, tuần tự tay trái phía sau hông trái.
- Vặn eo, vai và cổ về phía vai trái.
- Đổi bên và lặp lại.
(Theo Times of India)