Sở Y tế Hà Nội vừa đưa ra hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm dành cho F0 cách ly, điều trị tại nhà nên và không nên sử dụng.
- F0 thể nhẹ ở Hà Nội cần điều kiện gì để được cấp thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19?
- Nhiều F0 'kêu cứu' vì chậm trễ hỗ trợ y tế và trả giấy xét nghiệm RT-PCR, Phó Giám đốc CDC Hà Nội lên tiếng giải thích
Độc giả Đăng Thị Hoài (quận Hà Đông, Hà Nội) hỏi: Tôi là F0 đang điều trị tại nhà, tôi nên ăn gì và không nên ăn gì để có kết quả điều trị tốt?
Trả lời:
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về chế độ dinh dưỡng dành cho F0 cách ly, điều trị tại nhà, suy dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Hơn nữa, suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian phục hồi, tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong.
Vì vậy, thực phẩm mà bệnh nhân COVID-19 nên dùng là gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn; các loại hạt (đậu đỗ, vừng, lạc); sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bột, sữa tươi, sữa chua); thịt các loại, cá, tôm; trứng và các sản phẩm từ trứng; dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá; ăn đa dạng các loại rau; các loại quả tươi.
Người mắc COVID-19 nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, như: Mỡ động vật, phủ tạng động vật; các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối…); các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Bệnh nhân có thể tham khảo thực đơn:
Bữa sáng: Gồm các món Phở bò, Phở gà, Bún bò, Bún mọc, Cháo tôm, Cháo thịt băm, Cháo bí ngô thịt gà...
Bữa trưa:
- Cơm, thịt bò xào hành tây, đậu phụ sốt, rau củ luộc, canh.
- Cơm, thịt kho trứng cút, chả cá sốt cà chua, rau củ luộc.
- Cơm, gà rang gừng, thịt mọc sốt, canh rau.
- Cơm, thịt lợn chiên, giò lợn, rau luộc, canh.
- Cơm, thịt bò xào xả ớt, trứng ốp, rau cải luộc...
Bữa tối:
Cơm, cá thu sốt cafc chua, rau muống xào
- Cơm, tốp hấp xả, trứng ốp, bí ngô xào tỏi, rau xanh.
-Cơm, cá phi lê chiên xù, thịt lợn luộc, rau luộc
- Cơm, gà luộc, chả lá lốt, rau xào, canh
- Cơm, cá sốt, trứng gà ốp lết, củ quả luộc, canh...