Vào buổi sáng là lúc cơ thể cần được cung cấp nước nhất do suốt 7-8 tiếng ngủ. Tuy nhiên, dù muốn bạn cũng không nên uống 5 loại nước này.
- 8 thực phẩm cần tránh xa sau tuổi 45 để loại bỏ ung thư, duy trì sức khỏe để có cuộc sống vui trẻ
- Bệnh nhân tiểu đường có 3 khung giờ dễ biến chứng nhất trong ngày, khuyến cáo ăn 3 loại rau để hạ đường huyết nhanh
Không ai trong chúng ta muốn già đi, nhưng sự lão hóa vẫn tới như một điều tất yếu của thời gian. Lão hóa đi kèm với việc cơ thể không còn nhanh nhẹn như trước, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh đều sẽ gặp ít nhiều trục trặc. Đặc biệt là sau tuổi 40 trở đi, các chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm. Lúc này, bạn phải chú ý bảo vệ cơ thể, bởi một số thói quen xấu trong cuộc sống rất dễ dẫn đến bệnh tật.
Vào buổi sáng là lúc cơ thể cần được cung cấp nước nhất do suốt 7-8 tiếng ngủ, chúng ta không ăn, không uống nhưng các chức năng cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, dù muốn bạn cũng không nên uống 5 loại nước này.
5 loại nước không nên uống khi vừa ngủ dậy, sau 40 tuổi càng nên nhớ
1. Uống trà
2. Đồ uống chứa nhiều đường
3. Cà phê
4. Nước mật ong
5. Nước hoa quả
1. Không nên uống trà
Uống trà đúng cách có thể giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa và có những lợi ích nhất định cho cơ thể, nhưng bạn không nên uống trà khi vừa ngủ dậy vì lúc này bụng còn rỗng. Theo Times of India, trà xanh có chất tannin, uống khi bụng rỗng có thể làm tăng axit trong dạ dày dẫn đến đau dạ dày. Đồng thời, uống trà vào thời điểm này còn có thể gây rối loạn chảy máu, làm giảm sự hấp thu sắt ở những người bị thiếu máu.
2. Tránh sử dụng đồ uống có đường khi vừa ngủ dậy
Theo bác sĩ Hong Zhongxin, trưởng khoa dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh: Các loại nước uống có đường không thể cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể con người vào buổi sáng mà thậm chí còn đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trong cơ thể.
Hơn nữa, đồ uống có ga chứa nhiều đường fructose. Chỉ cần uống một cốc thì lượng đường tiêu thụ cũng đã vượt quá số giới hạn cho phép hàng ngày. Nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ dễ dẫn đến béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường.
3. Cà phê gây hại dạ dày nếu uống lúc bụng rỗng
Cà phê có tính axit, khi bạn uống cà phê lúc đói, axit sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, gây ra chứng ợ nóng khó tiêu và các bệnh về dạ dày. Đặc biệt khi uống nhiều cà phê lúc bụng rỗng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine bắt chước các triệu chứng lo âu và thậm chí là các cơn hoảng loạn. Các triệu chứng có thể bao gồm bồn chồn, run rẩy, mặt đỏ bừng và nhịp tim tăng tốc.
4. Không nên uống nước mật ong khi bụng trống không
Vừa ngủ dậy, bụng còn trống không, nếu bạn vội vàng uống nước mật ong ngay sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, đối với người không dung nạp đường fructose còn có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Hơn nữa, mật ong chứa nhiều đường, có thể gây lượng đường trong máu tăng cao, nếu bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao sử dụng mật ong vào thời điểm đói bụng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
5. Nước trái cây
Nhiều phụ nữ thích uống một ly nước ép trái cây tươi vào buổi sáng vì nghĩ rằng đây là hình thức nạp vitamin hiệu quả. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hong Zhongxin, nước trái cây ngọt, nhiều đường, nếu uống khi bụng đói sẽ khiến bạn mất cảm giác thèm ăn và bỏ qua bữa sáng - bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Ngoài ra, cơ thể con người thích môi trường ấm áp vào buổi sáng, nếu sử dụng đồ uống lạnh sẽ kích thích dạ dày ảnh hưởng đến dạ dày, dễ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Đây mới là thứ nước "thần thánh", uống khi ngủ dậy sẽ giúp làm sạch ruột và giảm cân!
Không gì khác, đó chính là nước ấm.
Nếu bạn uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng không chỉ có thể bổ sung lượng nước bị mất cho cơ thể trong quá trình trao đổi chất cả đêm, mà còn giúp làm sạch ruột, giảm độ nhớt của máu và thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước khi bụng rỗng cũng khiến bạn làm giảm sự thèm ăn và giúp giảm cân hiệu quả. Cơ thể rất dễ nhầm lẫn giữa cảm giác khát và đói, vì vậy nếu bạn đang cảm thấy thôi thúc phải bỏ một cái gì đó vào miệng, thì hãy thử uống một chút nước ấm xem sao, rất có thể cơn thèm ăn sẽ biến mất.
Đồng thời, việc uống nước ấm trước bữa ăn sáng cũng sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất, từ đó hệ tiêu hóa sẽ xử lý thực phẩm một cách trơn tru và nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tích mỡ.
Lưu ý, lượng nước uống khi bụng đói không nên quá 150ml. Nên uống trước bữa ăn sáng 30 phút.