Là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc đối với người Việt Nam, lạc luộc được chỉ ra có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
- Đừng để mãn kinh muộn vì phụ nữ phải đối mặt với 3 loại ung thư nguy hiểm
- 3 món ăn ‘không ngọt’ nhưng khiến đường huyết tăng vọt, nguy hiểm nhất là số 1 không ai ngờ tới
Không phải lạc rang, lạc muối (vừng) hay bất cứ món ăn cầu kì nào, lạc luộc có cách chế biến đơn giản, nhưng lại rất dễ ăn. Lạc luộc có thể là món ăn chơi nhưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dinh dưỡng trong lạc
Củ lạc (đậu phộng) nằm trong top các món ăn được gọi ‘siêu thực phẩm’ tương tự như các loại hạt có dầu như mắc ca, hạnh nhân, điều... chúng giàu vitamin, chất chống oxy hoá, chất béo không bão hoà và axit béo omega - 3 rất tốt cho sức khoẻ.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, đây là một trong những loại đậu dồi dào dưỡng chất cho cơ thể, nguồn cung cấp protein lành mạnh giúp cho nhiều hoạt động thể chất của cơ thể diễn ra trơn tru. Đây cũng là một trong những loại hạt dinh dưỡng với hàm lượng chất xơ, kẽm, phốt pho cao, lượng GI thấp và thậm chí còn được mệnh danh là 'hạt trường sinh'.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, hai loại hạt này có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, có thể dùng các loại hạt đó trong một bữa ăn nhẹ rất hữu ích.
Công dụng của lạc
Chính vì dồi dào vitamin và các khoáng chất, củ lạc có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trong đó có thể kể tên 3 tác dụng hàng đầu:
Tăng cường năng lượng
Lạc (đậu phộng) được chỉ ra là một chất tăng cường năng lượng tuyệt vời vì chúng chứa carbohydrate, chất béo và protein với số lượng phù hợp. Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.
Điều đó có nghĩa là ăn lạc có thể giúp duy trì năng lượng mà không lo tăng cân miễn là bạn ăn chúng với số lượng phù hợp. Thực tế ăn đậu phộng thường xuyên còn có thể giúp kiểm soát cân nặng vì đây là một nguồn tuyệt vời của chất xơ, chất béo lành mạnh và protein, giúp giảm cảm giác thèm ăn nhưng no lâu, thích hợp cho những người thường xuyên tập thể thao.
Bằng cách này, bạn không phải trải qua những cơn đói không cần thiết và bớt thèm ăn quà vặt hơn. Lạc cũng là một nguồn năng lượng tốt giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất.
Ổn định đường huyết
Trong đậu phộng có chứa mangan, là một khoáng chất đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết. Từ việc này, lạc có thể giúp giảm nguy cơ bệnh động mạch vành và đột quỵ vì giảm cholesterol “xấu” (LDL), đồng thời làm tăng mức cholesterol “tốt” (HDL) trong máu.
Vì ít carbs lại có chỉ số đường huyết (GI) rất thấp. Lạc là một lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
Giúp cơ thể trẻ đẹp hơn
Thành phần vitamin trong lạc (đậu phộng) có tác dụng ngăn ngừa lão hóa sớm, ngăn chặn các gốc tự do phát sinh. Nguồn chất béo thực vật dồi dào trong lạc vô cùng hữu ích cho da và tóc, giúp da dẻ trẻ đẹp, trì hoãn những dấu hiệu lão hóa tốt hơn. Vitamin C, E giúp làn da trở nên sáng hơn, khỏe. Vitamin B-complex thiết yếu và folate có trong đậu phộng cũng rất tốt để thúc đẩy tóc khỏe mạnh và ngăn ngừa rụng tóc, kích thích sự mọc tóc.
Ngoài những công dụng trên, lạc cũng có rất nhiều lợi ích cho não bộ, tăng khả năng ghi nhớ của bộ não, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giúp điều hòa quá trình vận chuyển đường ruột tốt hơn, đồng thời giúp xương chắc khỏe. Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm, các nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa và các hợp chất hoạt tính sinh học trong lạc có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Với loại hạt này, cách ăn tốt nhất là chúng ta nên ăn lạc trực tiếp, thuần túy, không ướp muối và trong lớp vỏ. Trong đó, lạc luộc chính là món ăn hoàn hảo nhất. Khi ăn, nên tránh nhấm nháp lạc trước màn hình để kiểm soát lượng nạp vào. Bạn có thể thêm hạt thìa là, hoa hồi, quế, lá nguyệt quế và các loại gia vị khác. Sau đó cho một lượng nhỏ muối thích hợp vào sẽ giúp lạc luộc thơm ngon hơn.