2 kiểu tắm gội trong mùa nóng được giới chuyên gia đánh giá dễ gây đột quỵ bậc nhất: Đáng tiếc là người Việt đang phạm phải rất nhiều

Sức khỏe 04/06/2021 00:15

Ít ai biết rằng thói quen tắm đêm, vừa tắm xong đã nằm điều hòa lại là những thói quen dễ gây đột quỵ.

Không phải mùa đông, mùa hè mới là thời điểm mà số người bị đột quỵ tăng nhiều nhất, đặc biệt là vào khoảng những đợt nóng đỉnh điểm. Theo nghiên cứu của Đại học Haifa, nhiệt độ tăng 1 độ C đồng nghĩa rằng nguy cơ đột quỵ sẽ tăng 10% trong thời gian 6 ngày.

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, tắm gội không chỉ là một thói quen sinh hoạt mà còn là một hình thức tăng cường sự tuần hoàn máu, tuy nhiên ít ai biết rằng thói quen tắm đêm, vừa tắm xong đã nằm điều hòa lại là những thói quen dễ gây đột quỵ.

1. Tắm đêm sau 22 giờ

Tắm đêm là sở thích của nhiều người vì tắm vào lúc này sẽ tạo cảm giác thoải mái và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Đi tắm sau 22 giờ đêm là điều cấm kỵ, bởi đây là thời điểm mà nhiệt độ thấp nhất trong ngày, có thể gây ra hiện tượng co mạch máu. Khi máu không được lưu thông thì toàn thân sẽ bị đau nhức, thậm chí gây đau đầu nghiêm trọng. Đặc biệt, ban đêm dễ có "gió độc" gây đau cổ vai gáy, thậm chí là tai biến và đột quỵ.

2 kiểu tắm gội trong mùa nóng được giới chuyên gia đánh giá dễ gây đột quỵ bậc nhất: Đáng tiếc là người Việt đang phạm phải rất nhiều - Ảnh 1

 Đi tắm sau 22 giờ đêm là điều cấm kỵ, bởi đây là thời điểm mà nhiệt độ thấp nhất trong ngày, có thể gây ra hiện tượng co mạch máu.

Bác sĩ Lê Cao Phương Duy (khoa tim mạch can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cũng đánh giá rằng tắm đêm là một trong những thói quen xấu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, đặc biệt ở những người đang trong thời kỳ dưỡng bệnh, suy giảm miễn dịch.

Bác sĩ Duy cũng chia sẻ rằng khi tắm đêm hoặc để đầu ướt đi ngủ, mạch máu não sẽ có xu hướng giãn, gây nên hiện tượng nhức đầu. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy có thể dẫn đến bệnh đau đầu mãn tính. Tắm đêm sẽ làm khởi phát bệnh có sẵn từ trước như: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não... do vậy không nên tắm quá khuya, không nên tắm trong khoảng 2 tiếng trước khi ngủ.

2. Vừa tắm xong đã nằm điều hoà ngay

Điều hòa là một vật dụng không thể thiếu cho các gia đình trong những ngày nắng nóng, thế nhưng dùng điều hòa sai cách có thể gây méo miệng, liệt mặt, thậm chí đột quỵ.

Đã từng có nhiều người phải nhập viện sau khi tắm nước lạnh rồi lập tức ngồi điều hòa ngay, vì như vậy nhiệt độ cơ thể hạ thấp đột ngột, máu không lưu thông.

2 kiểu tắm gội trong mùa nóng được giới chuyên gia đánh giá dễ gây đột quỵ bậc nhất: Đáng tiếc là người Việt đang phạm phải rất nhiều - Ảnh 2

Trong trường hợp vừa đi ngoài nắng 38-39 độ về, vội vã vào phòng tắm nước lạnh, sau đó ra ngoài ngồi điều hòa thì thân nhiệt chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột, sự chênh lệch nhiệt độ nhiều sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, tổn hại đến trung khu thần kinh. 

Dấu hiệu ban đầu chỉ là mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu... nặng thì có thể gây khó thở, thậm chí là đột quỵ. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những người có sức đề kháng yếu, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Vậy mùa hè nên tắm thế nào là an toàn?

- Thời gian tắm không nên quá lâu, mỗi lần tắm từ 15-20 phút.

- Nhiệt độ nước quá lạnh dễ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp và đột quỵ. Tốt nhất là nên tắm khi nước ở nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.

2 kiểu tắm gội trong mùa nóng được giới chuyên gia đánh giá dễ gây đột quỵ bậc nhất: Đáng tiếc là người Việt đang phạm phải rất nhiều - Ảnh 3

- Vào ngày hè cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, một lần vào buổi sáng và có thể thêm một lần vào buổi chiều tối. Tắm nhiều lần gây ra hiện tượng khô da, làm mất đi các vi khuẩn có lợi trên da.

- Sau khi đi nắng hoặc ra nhiều mồ hồi, nên chờ đợi khoảng 15p cho đến khi cơ thể khô ráo rồi mới đi tắm.

90% mọi người nhầm bệnh ung thư dạ dày với viêm dạ dày thông thường: Nếu có 5 sự thay đổi này trên cơ thể, cảnh giác bệnh ung thư đang đến gần

Hầu hết ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể được chữa khỏi bằng nội soi. Vì thế, điều quan trọng là cần phải phân biệt được 2 tình trạng bệnh này và kịp thời điều trị ung thư.

TIN MỚI NHẤT