Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn, do đó mọi người không thể chủ quan đối với bệnh này.
- 2 bài tập thở giúp tăng thông khí phổi, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị COVID-19
- 5 cách thải độc gan đơn giản ngay tại nhà mà không phải ai cũng biết
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Triệu chứng viêm loét dạ dày
- Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn: Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Đau phần trên rốn: Hay còn gọi là phần thượng vị, là dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường âm ỉ và cực kỳ khó chịu.
- Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Khi bị viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Do bị đầy bụng, đau bụng và hay đói vào lúc nửa đêm nên người bệnh rất khó vào giấc.
- Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày: Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Cụ thể, gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.
- Rối loạn các chức năng tiêu hóa: Triệu chứng này khá dễ thấy thông qua các hiện tượng đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón. Do khả năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không còn hoạt động bình thường nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng
Hai nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thường dùng để trị đau khớp.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)
Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axít.
Thường xuyên sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm vi trùng Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
Một số cách lựa chọn lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.
- Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
- Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và sử dụng một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng và cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của chính mình.