Vắc-xin COVID-19 của Nga có giá bao nhiêu?

Sống khỏe 14/08/2020 11:38

Vắc-xin COVID-19 do Viện nghiên cứu Gamaleya của Nga phát triển được đưa vào thị trường với nhãn hiệu Sputnik V có giá bao nhiêu là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Những đại diện thuộc nhóm nguy cơ cao ở Nga (bác sĩ, giáo viên, người cao tuổi) sẽ được tiêm chủng trước, những người dân còn lại sẽ được tiêm vắc-xin từ tháng 10. 

Theo trang Vedomosti, sản lượng vắc-xin Sputnik V được dự kiến sẽ đạt 10 triệu liều mỗi tháng tính đến tháng 12 năm nay. 

Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF) ước tính nhu cầu vắc-xin toàn cầu sẽ là 3-5 tỷ liều vào cuối năm 2021.

"Giá trung bình của vắc-xin trên thị trường sẽ vào khoảng 25 USD. Như vậy, quy mô thị trường sẽ đạt khoảng 75 tỷ USD" - Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu RDIF cho biết. 

Hiện tại giá của vắc-xin Nga vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, Hãng Thông tấn Nga dẫn nguồn Vedomosti cho biết một rằng một liều vắc-xin sẽ không quá 20 USD (hơn 463.000 đồng).

Vắc-xin COVID-19 của Nga có giá bao nhiêu? - Ảnh 1

Giá một liều vắc-xin COVID-19 của Nga ước tính không quá 20 USD

Bài báo viết rằng thị phần tiềm năng của vắc-xin Nga trên thị trường toàn cầu ước tính khoảng 20 tỷ USD.

Bài báo viết rằng, giai đoạn đầu tiên và giai đoạn thứ hai của thử nghiệm vắc-xin ở Nga được kết hợp với nhau. Tuy nhiên, theo số liệu chính thức, chỉ có 76 người được thử nghiệm và là những quân nhân được lựa chọn cụ thể.  

Trong khi đó, Viện nghiên cứu Gamaleya vẫn chưa trình bày các công bố chi tiết về kết quả thử nghiệm, không giống như các nhà phát triển vắc-xin khác như AstraZeneca, Moderna và Cansino.

Theo Vedomosti, các chuyên gia không khỏi bối rối trước thực tế là việc tiêm chủng mở rộng cho người dân sẽ bắt đầu trước khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm thứ ba.

Họ cho rằng hiệu quả của vắc-xin phải được chứng minh qua theo dõi lâu dài và các nghiên cứu thực địa sâu rộng.

Hiện tại, những người đầu tiên được tiêm chủng vắc-xin Sputnik V sẽ đồng thời trở thành người tham gia giai đoạn thứ ba của thử nghiệm.

Trả lời tờ Vedomosti, giáo sư Igor Gundarov cho biết: “Cần phải tiến hành ba giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng, kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của thuốc trên hàng nghìn bệnh nhân, bởi vì ngay cả một phần nhỏ các tác dụng phụ trong quá trình tiêm chủng hàng loạt cũng có thể gây hại cho sức khỏe".

Ông nói thêm: “Việc theo dõi hậu lâm sàng cũng rất quan trọng, sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, tình trạng của bệnh nhân vẫn cần được theo dõi, vì các tác dụng phụ có thể không xuất hiện ngay lập tức”.

TP. HCM: Hơn 50.000 người về từ Đà Nẵng đã có kết quả xét nghiệm COVID-19

Hiện đã có 51.217 người sinh sống ở TP. HCM về từ Đà Nẵng thực hiện khai báo y tế và đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 của hơn 50.292 người.

TIN MỚI NHẤT