Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi thận nhất là những người 20 - 50 tuổi, nam giới có khả năng cao hơn nữ giới.
- Nếu tăng cân mà kèm theo các triệu chứng này thì nhiều khả năng bạn đang bị bệnh: Hãy đi khám ngay đừng chậm trễ
- Tưởng đau đầu do thiếu sắt, 3 tháng sau cô gái qua đời vì bị ung thư não nguy hiểm: Đừng bỏ qua những triệu chứng dễ nhầm lẫn này
Sỏi thận là bệnh nguy hiểm thường gặp chiếm tỉ lệ lớn - khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ.
Sỏi thận là gì?
Chúng là những khối rắn được hình thành từ nhiều tinh thể bắt nguồn từ chính thận của bạn. Chúng có thể phát triển ở bất cứ nơi nào dọc theo đường tiết niệu, bao gồm:
- Thận;
- Niệu đạo;
- Bóng đái;
- Niệu quản.
Căn bệnh này được coi là một trong những nguyên nhân gây đau đớn cho cơ thể nhất.
Sỏi thận được chia làm thành nhiều loại, bởi không phải tất cả đều được tạo thành từ các tinh thể giống nhau. Có các loại sỏi bao gồm:
Canxi
Canxi là loại đá phổ biến nhất. Chúng thường được làm bằng canxi oxalat (hoặc canxi phosphat, maleat). Bạn cần giảm thiểu các thực phẩm giàu oxalate bởi chúng chính là nguyên nhân gây ra sỏi canxi, bao gồm khoai tây chiên, động phộng, sô cô la, củ cải, rau chân vịt, ... Dù cho sỏi thận hình thành từ canxi nhưng không vì thế mà bạn cắt giảm canxi khỏi chế độ ăn uống nhé!
Axit uric
Loại sỏi này phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới, đặc biệt là ở những người mắc bệnh gout hoặc đang trải qua hóa trị. Chúng xuất hiện khi nước tiểu quá chua (ảnh hưởng của axit đến từ purin).
Struvite
Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ mắc loại sỏi này hơn, bởi nguyên nhân chính gây sỏi Struvite là nhiễm trùng.
Cystine
Loại sỏi này rất hiếm, do nó chỉ xuất hiện ở những người rối loạn cystinuria đi truyền.
Triệu chứng sỏi thận
Sỏi thận “nổi tiếng” với nỗi đau đớn nghiêm trọng mà nó gây ra. Thông thường, các triệu chứng của sỏi ở thận sẽ xảy ra khi sỏi bắt đầu di chuyển xuống niệu quản.
Ở nam giới, cơn đau có thể lan ra vùng háng.
Các triệu chứng khác của sỏi thận bao gồm:
- Đau ở lưng hoặc bụng: Đây được coi là những cơn đau đớn nhất mà bạn có thể tưởng tượng, một số người đã trải qua nói nó giống như cơn đau khi hạ sinh – tức là bằng với việc 8 chiếc xương sườn bị bẻ gãy.
- Đau hoặc rát khi đi tiểu: Khi sỏi di chuyển đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu, thậm chí là gây khó tiểu. Đôi khi chúng còn gây nhiễm trùng đường tiết niệu nữa.
- Thường xuyên đi vệ sinh: Bạn suốt ngày chạy đi tìm nhà vệ sinh? Đó là dấu hiệu cho thấy các viên đá đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu.
- Xuất hiện máu trong nước tiểu: Đây là tình trạng phổ biến ở những người bị sỏi ở thận. Máu có thể khiến nước tiểu có mầu đỏ, hồng hoặc nâu.
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu: Thông thường, nước tiểu chỉ bốc mùi sau khi đã được thải ra khỏi cơ thể một thời gian. Thế nhưng đối với các trường hợp bị sỏi thận, nước tiểu sẽ có mùi khó chịu do nhiễm trùng, thậm chí xuất hiện mủ trong đó.
- Tiếu dắt: Những viên sỏi lớn đôi khi bị mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của nước tiểu.
Nếu sỏi ở thận nhỏ, bạn có thể sẽ không đau đớn hay gặp bất kì triệu chứng nào khi chúng đi qua đường tiết niệu.
Nguyên nhân sỏi thận
Thiếu nước
Bạn cần tạo ra đủ nước tiểu để pha loãng những chất cặn có khả năng hình thành nên sỏi. Nếu bạn không uống đủ nước hoặc mồ hôi đổ quá nhiều, thì nước tiểu sẽ có màu sẫm - hơn. Nước tiểu "lý tưởng" khi có màu vàng nhạt hoặc trong suốt.
8 - 10 ly nước mỗi ngày là lượng nước khuyến nghị bạn nên áp dụng, tất nhiên là phải điều chỉnh cho phù hợp với bản thân rồi. Thay một vài ly nước lọc thành nước cam cũng rất tốt, vì trong đó có citrate giúp ngăn chặn hình thành sỏi.
Chế độ ăn
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Loại sỏi phổ biến nhất là canxi và oxalate, trong đó oxalate là một hóa chất có trong nhiều thực phẩm và rau củ quả lành mạnh như rau chân vịt, ngũ cốc cám, bột yến mạch, ... Hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn có tiền sử sỏi thận nhé!
Natri
Bạn nạp chất này chủ yếu qua muối ăn, khiến tăng nguy cơ xuất hiện sỏi trong thận. Vì vậy, hãy hạn chế đồ ăn mặn, thực phẩm đóng hộp, thịt đóng gói và các thực phẩm chế biến sẵn khác.
Protein động vật
Có một loại sỏi hình thành khi nước tiểu quá chua. Nguyên nhân khiến nước tiểu thay đổi là hàm lượng axit uric quá cao, tác nhân chủ yếu là thịt đỏ và các loại động vật có vỏ. Quan trọng hơn nữa là protein động vật làm tăng hàm lượng canxi và giảm lượng citrate tring nước tiểu - cả hai đều khiến sỏi dễ xuất hiện hơn.
Béo phì
Khả năng sỏi thận tăng gấp đôi ở những người béo phì. Giữ cơ thể săn chắc khỏe mạnh chắc chắn sẽ giúp sức khỏe bạn cải thiện rất nhiều!
Một số điều kiện khác
- Bệnh di truyền: Thận xốp tủy, ...
- Bệnh tiểu đường loại 2: Khiến nước tiểu có tính axit cao hơn.
- Bệnh gout: Khiến axit uric tích tụ trong máu và hình thành sỏi ở khớp và thận.
- Bệnh cận giáp: Tuyến cận giáp sản sinh quá nhiều kích thích tố, làm tăng nồng độ canxi trong máu.
Những yếu tố tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Yếu tố lớn nhất chính là cơ thể sản sinh ra ít hơn 1 lít nước tiểu mỗi ngày. Đó là lí do tại sao sỏi thận thường gặp ở trẻ sinh non có vấn đề về thận.
Các nguy cơ khác bao gồm:
- Mất nước,
- Béo phì;
- Chế độ ăn có hàm lượng glucose, protein hoặc muối cao;
- Bệnh về tuyến cận giáp;
- Từng phẫu thuật dạ dày;
- Bị viêm ruột thừa;
- Dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật và thuốc kháng axit;
- Tiền sử mắc bệnh Vrohn, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm toan ống thận, cường giáp, ...;
Ngoài ra, người châu Á có khả năng mắc bệnh cao hơn người gốc Phi.
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Đôi khi sỏi không chỉ xuất hiện ở thận mà nó còn di chuyển vào niệu quản. Những viên sỏi lớn sẽ gặp khó khăn trong lúc di chuyển xuống bàng quang, gây co thắt và kích thích khu vực bài tiết, thậm chí gây chảy máu.
Đôi khi sỏi còn chặn dòng chảy của nước tiểu, gọi là “tắc nghẽn đường tiết niệu”. Các vật cản như vậy sẽ khiến thận bị nhiễm trùng và tổn thương.
Cách chữa trị sỏi thận
Chẩn đoán
Để chẩn đoán được căn bệnh này, các bác sĩ sẽ làm một bản đánh giá chi tiết về tiểu sử sức khỏe, kết hợp với các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu cho canxi, phốt pho, axit uric và chất điện giải;
- Xét nghiệm BUN (blood urea nitrogen) và creatinine để đánh giá chức năng thận;
- Phân tích nước tiểu để kiểm tra các tinh thể, vi khuẩn, máu và các tế bào bạch cầu;
- Kiểm tra sỏi để xác định loại;
- Siêu âm thận;
- Chụp MRI vùng bụng và thận;
- Chụp CT bụng.
Điều trị
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh bao gồm:
- Allopurinol (Zyloprim) đối với sỏi axit uric;
- Thuốc lợi tiểu;
- Sodium bicarbonate hoặc sodium citrate;
- Ibuprofen (Advil);
- Acetaminophen (Tylenol);
- Naproxen sodium (Aleve);
- Lithotripsy.
Phẫu thuật:
- Tán sỏi bằng sóng xung kích extracorporeal;
- Phẫu thuật tạo đường hầm (nephrolithotomy qua da). Phương pháp này thường được áp dụng khi:
+ Sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng thận;
+ Sỏi quá lớn để bài tiết;
+ Cơn đau gia tăng.
- Soi niệu quản.
Sỏi thận nên ăn gì?
- Uống nhiều nước (từ 2,5-3 lít nước) hoặc đến khi nước tiểu có màu trắng hay vàng nhạt;
- Ăn uống điều độ những thực phẩm chứa canxi như sữa, phô mai;
- Uống nhiều nước cam, chanh, bưởi, ... do chúng giàu citrate ngăn ngừa tạo sỏi;
- Ăn nhiều rau xanh, giúp tiêu hóa nhanh và giảm tình trạng hình thành sỏi.
- Giảm ăn những món chứa nhiều canxi, do nó có thể chuyển đổi thành oxalate – tăng khả năng hình thành sỏi;
- Không uống trà, cà phê vì nó hấp thu canxi, khiến canxi bị bài tiết qua nước tiểu dẫn đến sỏi ở thận.
- Ăn nhạt, hạn chế hấp thụ muối vào cơ thể, ví dụ như đồ ăn sẵn hoặc đồ đóng hộp;
- Hạn chế đường và protein động vật vì chúng chứa purin, sẽ biến đổi thành axid uric trong nước tiểu.