Có rất nhiều tác dụng phụ của vòng tránh thai nhưng ngay cả với chu kỳ kinh nguyệt, phương pháp tránh thai này cũng gây ra nhiều phiền toái.
- Cô gái trẻ bất ngờ tử vong sau đêm "yêu" với bạn trai vì dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Dùng thuốc tránh thai suốt 12 năm, cô gái phải nhận lấy hậu quả thê thảm
Khi nói về các phương pháp tránh thai, có lẽ vòng tránh thai có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả. Vòng tránh thai có kích thước nhỏ nhắn, được bọc bằng đồng và cho vào tử cung của bạn thế là xong và hiệu quả tránh thai thậm chí có thể lên đến 10 năm liền.
Vòng tránh thai sử dụng dễ dàng, chi phí rẻ lại đem lại hiệu quả cao (Theo trang web của ParaGard, hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai là 99%, trong khi thuốc tránh thai là 95%). Vòng tránh thai cũng hoàn toàn không chứa hormone - có khả năng gây ra phản ứng viêm trong cơ thể để tiêu diệt tinh trùng xâm nhập vào tử cung của bạn. Điều đó cho thấy vòng tránh thai chính là lựa chọn an toàn, dễ dàng sử dụng cho những người không thể dùng những biện pháp tránh thai khác.
Khi nói về các phương pháp tránh thai, có lẽ vòng tránh thai có nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả.
Thành thật mà nói, vòng tránh thai giống như một giấc mơ mà nhiều chị em ao ước. Nhưng đừng quên, đây vẫn là một vật thể đưa vào cơ thể bạn với mục đích y khoa, nghĩa là chắc chắn sẽ để lại một vài tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, tác dụng phụ mà vòng tránh thai gây ra trong chu kỳ kinh nguyệt là điều bạn cần nắm rõ trước khi quyết định sử dụng phương pháp tránh thai này:
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn và ra nhiều hơn
Theo BS phụ khoa Elizabeth Reynoso (MomDoc Women For Women ở Arizona, Mỹ), tác dụng phụ thường gặp nhất của vòng tránh thai căn cứ theo số lượng chị em báo cáo với Womenshealthmag trong thời gian gần đây là phương pháp này kéo dài thời gian và số lượng máu kinh hơn bình thường.
Trên thực tế, theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Contraception, phần lớn - hơn 2/3 phụ nữ phàn nàn về việc chảy máu nhiều hơn trong năm đầu tiên khi sử dụng vòng tránh thai.
Phương pháp này kéo dài thời gian và số lượng máu kinh hơn bình thường.
Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt nhẹ đến bình thường, bạn chỉ cần nâng cấp kích thước tampon. Nhưng nếu bạn có tiền sử chảy máu nhiều quá mức thì vòng tránh thai có thể là một cơn ác mộng. Nếu bạn đang tìm cách để kiểm soát máu kinh hiệu quả hơn hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để có phương pháp tránh thai tốt hơn là vòng tránh thai.
Ra nhiều cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt
Theo BS Reynoso, tăng lưu lượng máu do sử dụng vòng tránh thai không chỉ là một mối bận tâm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, vòng tránh thai còn có thể làm tăng số lượng cục máu đông nữa.
Phản ứng viêm được tạo ra bởi phản ứng của cơ thể bạn với đồng làm tăng lưu lượng máu kinh. Đối với một số phụ nữ, cục máu đông xuất hiện chỉ đơn giản là một mối phiền toái và họ điều chỉnh nó theo thời gian, trong khi những người khác cảm thấy tình trạng này sẽ không bao giờ dừng lại với chính mình.
Tăng lưu lượng máu do sử dụng vòng tránh thai không chỉ là một mối bận tâm trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, vòng tránh thai còn có thể làm tăng số lượng cục máu đông nữa.
Bạn ngửi thấy mùi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Richard K. Krauss (Chủ nhiệm khoa Phụ khoa tại Aria Health) cho biết, mặc dù hiếm xảy ra nhưng tất cả những phương pháp tránh thai, nhất là vòng tránh thai, đều làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo.
Nhiễm khuẩn âm đạo đi kèm với dịch tiết màu và đau vùng chậu. Nếu mắc phải những triệu chứng này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt, tránh lây nhiễm lây lan. Việc không điều trị có thể dẫn tới tối loạn viêm vùng chậu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. May mắn thay, việc điều trị rất dễ dàng bằng cách dùng thuốc kháng sinh.
Tình trạng chuột rút trong kỳ "đèn đỏ" trở nên vô cùng tệ
Chuột rút là một tác dụng phụ trong giai đoạn "đèn đỏ" nhưng chúng thường trở nên dai dẳng, đau đớn hơn khi bạn sử dụng vòng tránh thai. Ross nói, theo các nghiên cứu biện pháp tránh thai tương tự, có tới 15% phụ nữ sử dụng vòng tránh thai báo cáo bị chuột rút nặng nề hơn vào chu kỳ kinh nguyệt.
Chuột rút là một tác dụng phụ trong giai đoạn "đèn đỏ" nhưng chúng thường trở nên dai dẳng, đau đớn hơn khi bạn sử dụng vòng tránh thai.
Bạn cảm thấy yếu ớt và đầu óc quay cuồng
Tình trạng kinh nguyệt nặng đôi khi đi kèm tác dụng phụ đặc biệt mang tên thiếu máu. Về cơ bản, bạn càng chảy máu nhiều, bạn càng mất nhiều sắt. Và nếu mất lượng sắt cần thiết, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, yếu đuối, chóng mặt, cảm thấy lạnh và đau ngực. Theo BS Reynoso, hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến bất kỳ triệu chứng bất thường cho bác sĩ.
Bạn có các triệu chứng giống như cúm... nhưng bạn không bị cúm
Bệnh viêm vùng chậu là một loại nhiễm trùng khác có thể do vòng tránh thai gây ra, xuất hiện với các triệu chứng giống như cúm, sốt, ớn lạnh, chuột rút nặng, chảy máu bất thường trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu quá nhiều, đặc biệt là trong vòng một tháng sau khi dùng vòng tránh thai.
Điều này khá hiếm nhưng điều quan trọng là cần phát hiện kịp thời, điều trị nhiễm trùng sớm bằng thuốc kháng sinh. Việc không điều trị bệnh viêm vùng chậu có thể khiến bạn vô sinh vĩnh viễn.
Vòng tránh thai có khả năng rơi ra trong khi bạn đi vệ sinh
Trong cả hai trường hợp, bạn không còn được bảo vệ bởi biện pháp tránh thai thì cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai dự phòng trong thời gian chờ đợi.
Điều này không phổ biến nhưng vòng tránh thai có thể di chuyến đến một nơi khác trong cơ thể bạn hoặc rơi ra bên ngoài. Trong cả hai trường hợp, bạn không còn được bảo vệ bởi biện pháp tránh thai thì cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai dự phòng trong thời gian chờ đợi.
Mặc dù vậy, vòng tránh thai vẫn hoạt động hiệu quả nếu thực hiện đúng cách
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là 'vòng' vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn chứ thực ra, vòng có nhiều loại như hình chữ S, chữ T... Hai loại thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không. Vòng tránh thai ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở sự gặp gỡ giao duyên của trứng và tinh trùng. Biện pháp này đạt hiệu quả khoảng 98%.
Mặc dù về bản chất, vòng tránh thai là một công cụ được đưa vào cơ thể để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhưng dù bác sỹ có tay nghề hay chỉ là cô y sĩ của trạm xá thì vẫn có nguy cơ vòng tránh thai chạy xuống bàng quang hay ghé vào ruột, leo lên dạ dày.
"Để đặt vòng tránh thai đạt hiệu quả cao và không có biến chứng, chị em nên chịu khó đến khám sản khoa theo định kỳ. Ngoài kiểm tra viêm nhiễm còn kiểm tra vị trí của vòng tránh thai", BS Dung nói.