Thường thì vào mùa đông, bạn sẽ gặp phải tình trạng môi khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu không phải do yếu tố thời tiết mà bạn vẫn gặp phải tình trạng này thì nhiều khả năng là do các vấn đề sức khỏe dưới đây.
- Để làn da không bị nhăn nheo sau khi giảm cân, bạn nên thực hiện ngay 5 nguyên tắc này
- Tập thể dục không chỉ giúp giảm cân, giữ dáng, nâng cao sức khỏe mà còn làm đẹp da bởi những lí do này
Nếu bạn thấy đôi môi của mình có hiện tượng nứt nẻ, bong tróc nhưng lại không biết nguyên nhân đến từ đâu thì hãy cùng điểm qua một số vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng này ngay dưới đây nhé!
Cơ thể thiếu sắt và kẽm
Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu bạn không cung cấp đủ sắt, kẽm và các vitamin cần thiết thì hiện tượng môi khô nứt, bong tróc sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu sắt và kẽm như trứng, bông cải xanh, cần tây, các loại hạt, nấm...
Cơ thể đang mất nước
Khi lượng nước trong cơ thể giảm xuống, hầu như các chức năng sinh học của cơ thể cũng bị suy yếu, từ đó khiến đôi môi chịu ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt, nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước thì đôi môi cũng thiếu đi độ ẩm và các khoáng chất để nuôi dưỡng nên bạn sẽ gặp phải tình trạng nứt nẻ, bong tróc môi. Vì vậy, bạn cần chú ý cung cấp đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để không gặp phải tình trạng này.
Cơ thể bị dị ứng
Hãy chú ý xem những sản phẩm chăm sóc môi mà bạn đang sử dụng hàng ngày có phù hợp với cơ địa da của mình hay không. Bởi nhiều khả năng, cơ thể bạn đang phản ứng lại với một số thành phần hóa chất trong những sản phẩm chăm sóc môi mà bạn đang sử dụng. Điều này cũng khiến bạn gặp phải tình trạng sưng tấy, khô môi hay bong tróc. Do đó, đừng chủ quan bỏ qua nếu thấy hiện tượng môi khô, bong tróc kéo dài nhiều ngày.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Tình trạng suy giáp cũng có thể khiến đôi môi của bạn bị khô và thiếu đi lượng hormone cần thiết. Khi mắc bệnh suy giáp, phần da của bạn sẽ bị dày lên và gây ngứa ngáy, khô nứt. Lúc này, tình trạng môi khô, bong tróc cũng sẽ xuất hiện và thậm chí còn là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tuyến giáp. Do vậy, bạn nên chủ động đi khám từ sớm để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán đúng bệnh.
Bị chốc lở
Tình trạng chốc lở xảy ra thường là do nhiễm vi khuẩn gây nên, và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Trong đó, bệnh chốc lở sẽ thường xuất hiện ở quanh vùng mũi, miệng, cánh tay hoặc mông. Một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là xuất hiện các nốt đỏ, nổi mụn nước trên vùng da xung quanh miệng... Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng môi khô nứt nẻ, bong tróc.