Nếu địa phương nào không quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện nếu để phát sinh và lây lan dịch tả lợn châu Phi, Chủ tịch UBND huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn đó chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước UBND tỉnh.
- Hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động rất kém nếu gặp phải những vấn đề bất thường sau
- 5 vùng trên cơ thể cần được giữ ấm khi trời lạnh để ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe xấu
Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND Thái Bình đã ban hành 3 công điện khẩn yêu cầu ngành, địa phương trong tỉnh Thái Bình cần tập trung phòng, chống với dịch tả lợn châu Phi. Địa phương nào không quyết liệt, để phát sinh và lây lan dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm.
Phát hiện 2 ổ dịch trong tháng
Vào ngày 12/2, trên địa bàn xã Đông Đô, huyện Hưng Hà xảy ra tình trạng lợn ốm chết bất thường, cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xuống trực tiếp kiểm tra, xác minh thông tin, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh. Kết quả, lợn ốm chết dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Sau khi có ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, Chi Cục chăn nuôi và thú y tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng tiến hành công tác tiêu hủy lợn bệnh. Đồng thời, tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng vào ổ dịch, khử trùng trên diện rộng và tăng cường giám sát.
Đến ngày 25/2, UBND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cũng đã thông báo xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Lô Giang. Theo đó, xã Lô Giang có 399 hộ chăn nuôi 4.774 con lợn. Đến hết ngày 23/2, huyện đã tiêu hủy 116 con lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi của 10 hộ gia đình trên địa bàn xã.
Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Đặng Trọng Thăng đã yêu cầu dừng các hoạt động buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm từ lợn; các hộ chăn nuôi lợn đóng cửa chuồng trại, không tái đàn.
Nắm chắc tình hình đàn lợn, diễn biến của dịch, kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, nếu lợn ốm thì tổ chức tiêu hủy theo đúng quy định, quy trình, lợn không bị ốm vẫn phải thực hiện tiêu độc khử trùng hàng ngày…
Lập 3 tổ công tác thường trực
Trước những diễn biến phức tạp, có chiều hướng bùng phát trên diện rộng của dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. UBND tỉnh đã thành lập 3 tổ công tác thường trực tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm, thường xuyên giám sát, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương này.
Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tập trung cán bộ tại cơ sở, liên tục lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm trên đàn lợn nhằm kịp thời kiểm soát tình hình dịch bệnh tại địa bàn.
Các cá nhân sẽ chịu trách nhiệm khi phát sinh dịch
Từ 18 và 20/2, 23/2, UBND tỉnh Thái Bình ban hành các công điện khẩn yêu cầu ngành, địa phương tập trung phòng, chống với dịch tả lợn châu Phi. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, ông Đặng Trọng Thăng yêu cầu các địa phương thực hiện đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương án, kế hoạch đã xây dựng.
Địa phương nào không quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện nếu để phát sinh và lây lan dịch bệnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước UBND tỉnh.
Lập các chốt kiểm dịch kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc tại các cửa ngõ ra vào xã, bố trí đủ lực lượng trực tại các chốt. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của người chăn nuôi trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2 - 3 tuần tiếp theo tại vùng dịch và các xã thuộc vùng bị dịch uy hiếp; 1 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng tại các xã trong vùng đệm.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, tỉnh Thái Bình hiện có quy mô đàn lợn với khoảng 970.000 con. Để đảm bảo đủ nguồn hóa chất phục vụ tiêu độc khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh, ngày 21/2 Chi cục tiếp nhận thêm 5.000 lít hóa chất do tỉnh hỗ trợ từ nguồn kinh phí dự phòng.