Bệnh tim mạch xuất hiện với những triệu chứng âm thầm nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và đe dọa tính mạng con người. Sau đây là những thông tin về bệnh và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
- Uống nước kiểu này sẽ dần phá hủy tim, thận và đường huyết
- Ăn nửa cân măng cụt bệnh nhân suy thận nhập viện vì ngưng tim: Bác sĩ cảnh báo gì?
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và tử vọng do bệnh đang mỗi ngày một gia tăng. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có số bệnh nhân tử vong do bệnh cao. Trung bình cứ 4 người lớn, có ít nhất 1-2 người mắc bệnh.
1. Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là những tình trạng bệnh có liên quan đến sức khỏe của tim, mạch máu hoạt động khiến khả năng làm việc của tim bị suy yếu. Các bệnh lý về tim mạch bao gồm: các bệnh mạch máu như bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.
Khi mắc bệnh, mạch máu bị hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn, gây nguy cơ gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Dẫn đến ngừng trệ hoạt động của các cơ quan và gây phá hủy từng bộ phận, có thể dẫn đến tử vong.
Mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp đều có thể mắc bệnh. Không thể chữa bệnh dứt điểm, đòi hỏi cần sự điều trị lâu dài và theo dõi bệnh cẩn thận (thậm chí là suốt đời), chi phí rất tốn kém.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Nguyên nhân gây bệnh tim mạch:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, như:
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất Nicotine và Carbon monoxide dễ gây co thắt các mạch máu, xơ vữa động mạch.
- Chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo, rượu bia và cholesterol gây tăng cholesterol máu, đái tháo đường...
- Thói quen lười vận động, hoạt động thể dục thể thao.
- Thừa cân, béo phì.
Béo phì là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ tim mạch: tăng cholesterol, đái tháo đường, tăng huyết áp, và hội chứng chuyển hóa. Đặc biệt, cứ 10 trẻ lại có một trẻ bị béo phì, tình trạng béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề toàn cầu.
- Stress, căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến các động mạch và khiến các yếu tố nguy cơ của bệnh thêm trầm trọng.
- Hình thành các mảng xơ vữa động mạch do tăng cholesterol máu.
- Tăng huyết áp khiến thành các động mạch bị xơ cứng và dày, thu hẹp các mạch máu.
- Đái tháo đường: Nguy cơ mắc bệnh tim do biến chứng từ bệnh đái tháo đường.
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch càng gia tăng.
- Di truyền: Mắc bệnh tim bẩm sinh do yếu tố gia đình (trong gia đình đã có người mắc bệnh tim).
3. Triệu chứng nhận biết bệnh
Những biểu hiện bệnh tim mạch dễ nhận biết bao gồm:
- Khó thở: Khi người bệnh gắng sức, mức độ khó thở sẽ tăng dần lên, đặc biệt là khi nằm xuống.
- Triệu chứng phù nề: Bệnh tim mạch có thể khiến cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù, đa số là phù tím, phù mềm. Bệnh xuất hiện với triệu chứng đầu tiên là phù hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
- Đau thắt ngực: Trong lồng ngực có cảm giác bị đau tức. Đây là triệu chứng dễ nhận thấy khi mắc bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở một số bệnh hô hấp, thần kinh.
- Ho dai dẳng, khò khè: Máu bị ứ lại do tim bơm không đủ máu cho cơ thể. Tích tụ dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
- Mệt mỏi, kiệt sức: khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, người bệnh thường có cảm giác cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Dấu hiệu này cho thấy thiếu máu đến tim, não và phổi.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: tim đập nhanh, đánh trống ngực liên hồi hoặc đập dồn dập.
- Chán ăn, buồn nôn: Trong gan và hệ thống tiêu hóa có tích tụ dịch, khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
- Hồi hộp, lo lắng, thở nhanh, lòng bàn tay đổ mồ hôi.
- Chóng mặt, ngất xỉu: khi bị rối loạn nhịp tim, máu đến não bị gián đoạn, người bệnh dễ bị ngất xỉu.
- Đi tiểu đêm: khi mắc bệnh suy tim, trong cơ thể có tích tụ nước gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
4. Bệnh tim mạch và cách điều trị hiệu quả nhất
Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có một phương pháp điều trị không giống nhau. Trong đó, có thể kể đến một số phương pháp phổ biến như:
- Dùng thuốc kháng sinh: đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, tùy vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải để dùng các loại thuốc kiểm soát bệnh phù hợp.
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt: để đạt hiệu quả cao khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ lối sống, chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia với dùng thuốc điều trị.
- Kỹ thuật y tế, phẫu thuật tim: Phẫu thuật tim là biện pháp sau cùng cần áp dụng khi bệnh nhân dùng thuốc không điều trị bệnh hiệu quả. Tùy tình trạng bệnh mà có các loại phẫu thuật phù hợp.
5. Cách phòng ngừa bệnh tim mạch
Nếu mắc phải bệnh tim do bẩm sinh không thể ngăn chặn. Còn với những tình trạng bệnh khác, bạn có thể áp dụng những cách phòng ngừa sau:
- Theo dõi và kiểm soát tốt hàm lượng Cholesterol trong máu.
- Không dùng chất kích thích gây hại, thuốc lá, rượu bia.
- Thực đơn ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
- Kiểm soát huyết áp, bệnh tiểu đường.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh.
- Tránh tình trạng thừa cân, béo phì và giữ cân nặng luôn ổn định.
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ.
6. Chế độ ăn uống cho người bị bệnh tim mạch
- Nên ăn
Chế độ ăn uống lành mạnh, vừa hợp khẩu vị đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe và góp phần bảo vệ trái tim.
Người bị mắc bệnh tim mạch nên ăn gì? Người bệnh cần biết cách kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol.
Trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh tim mạch cần bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
+ Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng.
+ Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ.
+ Trà xanh.
+ Uống đủ nước.
+ Đậu nành.
+ Chuối, cam, quýt, dưa đỏ.
+ Cá.
+ Các loại nấm.
- Kiêng ăn
Nếu bổ sung những thực phẩm không tốt sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh tim mạch kiêng ăn gì? Người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau:
+ Các loại thực phẩm giàu natri.
+ Thức uống có ga, chứa chất kích thích.
+ Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
+ Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
7. Bệnh nhân tim mạch cần hoạt động thể lực như thế nào?
Rèn luyện thể lực có hiệu quả rất tốt cho cơ bắp, xương khớp và tác động đến toàn cơ thể. Với người bệnh tim mạch, hoạt động thể dục lại càng cần thiết vì rất tốt cho tim. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần có chế độ tập luyện với cường độ phù hợp.
- Để cơ xương khớp, hệ tuần hoàn, hô hấp thích nghi với nhịp độ vận động, bạn cần khởi động kỹ tối thiểu 15 phút.
- Luyện tập với các môn thể thao nhẹ nhàng và tránh tập luyện quá sức.
- Khi tập luyện, nên dành vài phút nghỉ rồi mới tập tiếp, lặp lại như thế trong tổng thời gian 30 – 40 phút cho một lần luyện tập.
- Duy trì đều đặn.
Người bệnh tim nên tập luyện với các môn thể thao sau đây:
- Chạy chậm
- Đi bộ
- Bơi
- Khí công, yoga
- Bóng bàn, cầu lông
Bệnh tim mạch rất nguy hiểm và được mệnh danh là những “kẻ sát nhân thầm lặng”. Do đó, chủ động điều trị và phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt để chữa trị bệnh kịp thời và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.