Có người thắc mắc nhiều người sau khi ngủ dậy có thể nhớ được giấc mơ đêm qua nhưng có người lại hoàn toàn chẳng nhớ thứ gì trong giấc chiêm bao. Tại sao lại như vậy?
- Tiết lộ sốc về phí điều trị cho hai chị em ruột ở Long An ngộ độc pate Minh Chay: 40 ngày, điều trị gần 1 tỷ đồng
- Thuốc giải độc cho bệnh nhân ngộ độc Pate Minh Chay có giá gần 200 triệu đồng/lọ
Tại sao chúng ta lại mơ?
Giấc mơ là một quá trình xảy ra khi bộ não củng cố lại hoặc xử lý những thông tin đã thu thập được trong ngày khi bạn đang ngủ.
Nhiều cuộc nghiên cứu phát hiện ra rằng trung bình mỗi người mơ từ 3 - 6 lần/đêm, mỗi lần mơ là từ 5 - 20 phút. Nhưng chỉ một số người có thể nhớ được giấc mơ của mình. Số còn lại họ không thể nhớ về những gì mình đã mơ vào tối hôm trước, chỉ biết là họ có mơ thấy điều gì đó.
Điều này cũng khiến các nhà khoa học "đau đầu". Theo họ, có hai kiểu đó là người có thể nhớ được giấc mơ của mình rất rõ ràng và người khó có thể nhớ những gì đã xảy ra trong giấc mơ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Anh đã sử dụng máy điện não đồ để ghi lại hoạt động của não. Họ phát hiện ra rằng sự gặp nhau một phần tạm thời, một trung tâm xử lý thông tin trên não có thể là chìa khóa giúp người nào đó nhớ được giấc mơ của mình. Nhóm các nhà khoa học Pháp cũng đồng tình với ý kiến này.
Tại sao có người có thể nhớ được các giấc mơ của mình?
Sự hoạt động cao ở não có thể hỗ trợ ghi lại giấc mơ trong tâm trí. Những người có thể nhớ được giấc mơ của mình thường có bộ não phản ứng lại với sự kích thích trong lúc ngủ và thức. Nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho rằng những người có óc sáng tạo thường nhớ giấc mơ nhiều hơn.
Chuyên gia cho rằng những giấc mơ xuất hiện cần được gắn vào phần ghi nhớ của bộ não. Bộ phận này có thể được kích hoạt trong quá trình thức giấc. Vì thế để ghi lại giấc mơ, người đó thường thức giấc trong quá trình ngủ.
Những người ít có khả năng nhớ giấc mơ không thức giấc trong chu kỳ ngủ của mình nên giấc mơ của họ không được ghi lại và kết quả là họ quên vào sáng hôm.