Người đàn ông ăn bưởi liên tục trong thời gian đang điều trị mỡ trong máu dẫn đến cơ thể gần như bị liệt, tứ chi đau nhức. Bên cạnh đó, bác sĩ bật mí một vài cặp thực phẩm và thuốc là đại kỵ của nhau.
- 4 thói quen hàng ngày gây hại gan, ảnh hưởng sức khỏe
- Phát hiện về 'virus lai' - hợp lực các biến thể để tạo ra một loại Coronavirus mới khó ứng phó hơn
Theo Sohu, vì đang vào mùa bưởi ở Trung Quốc nên loại quả này được bán trên thị trường rất nhiều. Người đàn ông họ Lưu, 58 tuổi, sống ở Vũ Hán rất thích bưởi nên hầu như ngày nào khi tan sở về ông cũng mua một quả.
Cách đây vài ngày, tứ chi ông Lưu đột nhiên đau nhức, tay chân “yếu dần”. Các triệu chứng ngày càng nặng hơn nên gia đình đã đưa ông đến bệnh viện kiểm tra.
Ma Gang, bác sĩ Trưởng khoa Nội tại bệnh viện nơi ông Lưu điều trị cho biết, sau khi lấy kết quả xét nghiệm, họ phát hiện bệnh nhân có hàm lượng creatine kinase cao hơn gấp 5 lần so với mức bình thường. Đây là tổn thương do hội chứng “tiêu cơ vân cấp”.
Theo các bác sĩ, hội chứng tiêu cơ vân cấp là sự phá hủy và tan rã của cơ vân do nhiều nguyên nhân khác nhau như ép, tập thể dục, sốt cao, thuốc, viêm. Hội chứng này cho phép các thành phần tế bào cơ của cơ thể như creatine kinase và myoglobin xâm nhập vào dịch ngoại bao. Hội chứng gây rối loạn tuần hoàn máu, khiến môi trường cơ thể con người bị thay đổi.
Các triệu chứng với bệnh bao gồm nước tiểu có màu sẫm, suy nhược, sốt, ... Nếu bệnh nặng có thể gây suy tim, tức ngực, thở khò khè và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo báo cáo, nhiều người mắc hội chứng này do luyện tập thể dục quá sức. Tuy nhiên, ông Lưu cho biết gần đây mình không tập thể dục cường độ cao, thậm chí không bị thương do vận động thì “làm sao có thể bị tiêu cơ cho được?”
Hỏi đi hỏi lại, bác sĩ mới biết rằng cách đây 3 tháng ông Lưu phát hiện bị tăng lipid máu (hay mỡ trong máu). Theo lời khuyên của bác sĩ, ông đã điều trị hạ lipid máu bằng atorvastatin - một trong những loại thuốc trị mỡ máu có tên gọi chung là Statin. Nhưng khi đang uống thuốc thì ông lại ăn bưởi suốt một tuần.
Bác sĩ Gang giải thích, bưởi có chứa coumarin thiopyran - một chất ức chế enzym phân hủy thuốc. Việc ăn bưởi trong quá trình dùng thuốc Statin chẳng những làm thuốc không có tác dụng mà còn ứng chế sự phân hủy chuyển và chuyển hóa của thuốc. Lượng thuốc tồn đọng trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều và gây ra tác dụng phụ.
May mắn thay, tình trạng của ông Lưu không phải là không thể cứu vãn, ông chỉ cần ngừng sử dụng thuốc hạ mỡ máu và không ăn bưởi trong thời gian sau đó thì những cơn đau ở tay và chân sẽ dần thuyên giảm và có thể đi lại bình thường.
Hiện nay, người ta đã phát hiện ra ít nhất 85 loại thuốc có thể phản ứng với bưởi. Hầu hết là thuốc dành cho người trung niên và cao tuổi như statin, cyclosporin, thuốc đối kháng canxi, Cisaprid. Người đang dùng những loại này nên cố gắng tránh ăn bưởi. Ngoài ra, tất cả các loại trái cây họ cam quýt và nước ép của chúng cũng cần được lưu ý.
Chưa hết, bác sĩ dược Zhang Shaohui tại bệnh viện Vũ Hán còn cho biết, ngoài bưởi ra thì có rất nhiều loại thuốc nên tránh dùng với một số thực phẩm.
1. Giấm và các loại thuốc có chứa kiềm, axit
Tránh dùng giấm khi dùng các loại thuốc có chứa kiềm và axit như canxi cacbonat, magie hydroxit, magie cacbonat, và viên nén berberin hydroclorid.
2. Kháng sinh và sữa
Khi dùng các loại thuốc kháng sinh nhóm quinolon như tetracyclin, ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin thì không được uống sữa để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.
3. Thuốc chống đông máu và chuối, kiwi
Nhiều người cao tuổi khi dùng các loại thuốc chống đông máu như Plavix trong thời gian dài thì cần tránh ăn những thực phẩm giàu vitamin K như kiwi, chuối, rau muống, gan động vật… để tránh chứng huyết khối.
4. Thuốc Ibuprofen và cà phê, Cocacola
Nhiều loại thuốc cảm có chứa ibuprofen gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Cà phê và Cocacola sẽ làm trầm trọng thêm tác dụng phụ của ibuprofen trên niêm mạc, thậm chí gây chảy máu và thủng dạ dày.