Một nghiên cứu cho thấy trong vòng 3 năm sau phẫu thuật, 80% trường hợp bệnh nhân ung thư có xu hướng tái phát.
- Phát hiện về 'virus lai' - hợp lực các biến thể để tạo ra một loại Coronavirus mới khó ứng phó hơn
- Sa trực tràng, mắc bệnh trĩ vì thói quen dùng điện thoại trong nhà vệ sinh
Theo QQ, năm ngoái, một người đàn ông họ Vương ho nhiều, đau ngực, ho ra máu và xuất hiện một vài triệu chứng khác. Sau khi được thăm khám, bác Vương được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Nhưng may thay đó là ung thư giai đoạn đầu. Sau một thời gian điều trị tích cực, các tổn thương trên cơ thể bác Vương cơ bản đã biến mất và đạt tiêu chuẩn xuất viện. Bác Vương luôn khoe “thành tích chói lọi” của mình với bạn bè vì đã đánh bại được căn bệnh ung thư phổi. Kể từ đó bác Vương cảm thấy ung thư phổi không phải là vấn đề gì to tát nên bắt đầu hút thuốc trở lại.
Không ngờ nửa năm sau, bác Vương đến bệnh viện tái khám và bác sĩ đã kết luận rằng bệnh ung thư của bác đã tái phát. Bác Vương cho rằng tế bào ung thư trong cơ thể rõ ràng đã bị đào thải, tại sao nó lại “tái phát” được?.
Có rất nhiều bệnh nhân ung thư giống bác Vương, sau khi được điều trị ung thư đã lơ là cảnh giác. Vậy nhưng sức sống của tế bào ung thư mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Theo thống kê, 70% đến 80% bệnh nhân ung thư tử vong do ung thư tái phát. Trong số đó, hơn 80% trường hợp ung thư có xu hướng tái phát hoặc di căn sau khi phẫu thuật 3 năm. Trong khi đó chỉ 10% tái phát hoặc di căn sau khi phẫu thuật 5 năm.
Theo các chuyên gia y tế, để đề phòng ung thư tái phát sau khi phẫu thuật, chúng ta nên chú ý đến 6 dấu hiệu dưới đây:
Chảy máu
Chảy máu là một trong những dấu hiệu cho thấy ung thư tái phát sau khi được phẫu thuật. Các biểu hiện cụ thể như: Nôn ra máu, đái ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam, xuất huyết âm đạo bất thường… Khi xuất hiện các dấu hiệu này, chúng ta cần đặc biệt chú ý và đến ngay bệnh viện để khám bệnh.
Tắc nghẽn
Các dấu hiệu cụ thể trong trường hợp này đó là: Khó nuốt, giọng khàn, đi tiểu khó… Những người có sức khỏe tốt cũng thường xuyên gặp phải những triệu chứng này, vậy nhưng đối với những người từng điều trị ung thư nên đặc biệt chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho sự tái phát của bệnh ung thư.
Đau đớn
Khi xuất hiện dấu hiệu này rất có thể tế bào ung thư đã di căn, xâm nhập, chèn ép mô thần kinh dẫn đến các mô bị viêm hoặc hoại tử. Điều này gây đau tức ngực, đau lưng, đau chân… cho những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư.
Giảm cân đột ngột
Sau khi điều trị, cân nặng của người bệnh tương đối ổn định. Nếu triệu chứng sụt cân đột ngột xảy ra thì có thể là do tế bài ung thư đang “sống lại” trong cơ thể.
Sốt nhẹ kéo dài
Đây còn được gọi là “sốt ung thư”, trường hợp này xảy ra thường do hoại tử mô khối u hoặc khối u đang di căn.
Nổi hạch
Nếu bị nổi hạch ở cổ, nách, bẹn… thì những bệnh nhân đã từng điều trị ung thư cần đặc biệt chú ý vì rất có thể khối u đã di căn đến hạch.
Một khi các bệnh nhân đã từng phẫu thuật và điều trị ung thư xuất hiện 6 triệu chứng trên chúng ta cần phải cảnh giác cao độ. Rất có thể tế bào ung thư đã tái phát và đang di căn. Người bệnh không nên chần chừ mà cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc và thăm khám toàn diện.