Rùng mình nhìn thấy nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh, khi được giải thích mới khiến mọi người thở phào

Sống khỏe 12/12/2020 11:33

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, nước tiểu chuyển sang màu xanh cảnh báo những bệnh vô cùng nguy hiểm nên đừng vội chủ quan.

Nước tiểu chuyển sang màu xanh, người đàn ông tưởng mắc bệnh hóa ra chỉ là tác dụng phụ khi dùng thuốc

Màu sắc nước tiểu chuyển sang màu xanh thực sự rất hiếm gặp, có thể khiến bạn kinh hãi, nhưng điều đó không có nghĩa là sức khỏe của bạn đang bị tụt dốc. Nghe thật đáng ngạc nhiên phải không?

Nước tiểu không phải lúc nào cũng có màu sắc giống nhau. Đôi khi chúng có màu đục hoặc vàng hơn bình thường một chút. Mặc dù những khác biệt này không đủ khiến bạn lo lắng nhưng nếu nước tiểu chuyển sang màu xanh thì sao? Bạn nghe đã đủ hoang mang chưa?

Đó là điều đã xảy ra với một người đàn ông 62 tuổi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), sau khi ông đến phòng cấp cứu vì khó thở, theo một báo cáo trường hợp gần đây được công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM).

Rùng mình nhìn thấy nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh, khi được giải thích mới khiến mọi người thở phào - Ảnh 1

Nước tiểu chuyển sang màu xanh, người đàn ông tưởng mắc bệnh hóa ra chỉ là tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Khi đến nơi, các bác sĩ xác định rằng người đàn ông đang bị một chứng bệnh gọi là suy hô hấp tăng CO2, có nghĩa là lượng carbon dioxide cao được tìm thấy trong máu (mặc dù báo cáo trường hợp không nói chi tiết về tình trạng cụ thể đó). Bệnh nhân được đặt nội khí quản, đặt máy thở và nhập viện ICU. Ông được kê cho loại thuốc gọi là propofol, sử dụng như một loại thuốc an thần và gây mê để giúp bệnh nhân thư giãn.

Nhưng 5 ngày sau khi nhập viện ICU và sau khi điều trị bằng propofol, nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh. Bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm trùng và các bác sĩ kết luận rằng nước tiểu màu xanh là do propofol được truyền vào cơ thể. "Sau khi ngừng truyền propofol, màu nước tiểu trở lại bình thường", báo cáo trường hợp cho biết.

Tuy nhiên, theo báo cáo trường hợp, một số thứ có thể gây ra nước tiểu màu xanh. Ngoài propofol, các loại thuốc khác (như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống viêm), nhiễm trùng, và thậm chí là một tình trạng gọi là vàng da tắc nghẽn, ngăn cản quá trình thoát mật từ máu vào ruột, có thể dẫn đến nước tiểu có màu xanh. Thực phẩm nhuộm cũng có thể gây ra nước tiểu màu xanh lá cây, như Health đã báo cáo trước đây, và do đó có thể gây ra một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng tã màu xanh hoặc một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của sự đổi màu là do thuốc.

Rùng mình nhìn thấy nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh, khi được giải thích mới khiến mọi người thở phào - Ảnh 2

May mắn thay, bệnh nhân đã có thể xuất viện đến trung tâm phục hồi chức năng sau 2 tuần ở lại bệnh viện điều trị. Theo báo cáo trường hợp, nước tiểu có màu xanh là do propofol được chuyển hóa trong gan và sau đó được thải trừ qua thận. Nhưng nhìn chung, báo cáo kết luận rằng "nước tiểu đổi màu xanh do propofol gây ra là một hiện tượng lành tính và không phổ biến".

Ngoài dùng thuốc, nước tiểu chuyển sang màu xanh còn bởi những nguyên nhân nào?

Theo Health, ngoài dùng thuốc còn có rất nhiều nguyên nhân khác khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh. Cụ thể như sau:

Do thực phẩm

Giới chuyên gia nhận định, bổ sung quá nhiều vitamin sẽ khiến nước tiểu có màu hơi xanh, cụ thể là dùng quá nhiều vitamin B. Khi cơ thể hấp thụ nhiều vitamin hơn khả năng xử lý, nó sẽ coi lượng chất dinh dưỡng dư thừa này là chất thải và cố gắng loại bỏ chúng qua đường tiêu hóa hoặc tiết niệu.

Rùng mình nhìn thấy nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh, khi được giải thích mới khiến mọi người thở phào - Ảnh 3

Bổ sung quá nhiều vitamin sẽ khiến nước tiểu có màu hơi xanh, cụ thể là dùng quá nhiều vitamin B.

Mặc dù vậy, đôi khi một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh. Ví dụ như ăn quá nhiều măng tây, nước tiểu của bạn có xu hưởng chuyển sang màu xanh lục và có mùi khó chịu, nồng hơn bình thường. Nhiều trường hợp còn có mùi như mùi trứng thối. Mặc dù vậy, nói chung, tình trạng này cũng không gây ra vấn đề sức khỏe nào đáng quan ngại.

Những loại thực phẩm có chứa hóa chất phẩm màu mà cơ thể không hấp thụ được, dẫn đến đào thải qua nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh.

Do mắc bệnh lý

Đây là vấn đề nhiều người e ngại. Nếu một ngày nước tiểu chuyển sang màu xanh mà bạn xác định không phải do thực phẩm hay làm gì bất thường khác thì rất có thể là đã mắc bệnh lý nào đó. Thông thường nước tiểu xanh lá cây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn (Pseudomonas) thông qua đường tiểu đi lên, hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ máu chuyển đến (nhiễm khuẩn huyết). Ngoài ra, hiếm gặp hơn là bởi rối loạn di truyền tăng canxi máu gia đình.

Rùng mình nhìn thấy nước tiểu của người đàn ông chuyển sang màu xanh, khi được giải thích mới khiến mọi người thở phào - Ảnh 4

Nếu một ngày nước tiểu chuyển sang màu xanh mà bạn xác định không phải do thực phẩm hay làm gì bất thường khác thì rất có thể là đã mắc bệnh lý nào đó.

Thông thường, để nhận biết rõ hơn mình có mắc bệnh gì hay không, ngoài nước tiểu màu xanh, có thể dựa thêm một số dấu hiệu khác để nhận biết:

- Nước tiểu chuyển sang màu xanh, sủi bọt: Có thể cảnh báo các bệnh về thận do chức năng thận hoạt động không tốt, hạn chế khả năng lọc nước tiểu, ví dụ như viêm thận – bể thận cấp.

- Nước tiểu màu xanh dương, mùi rất khai, đi tiểu buốt, cơ thể mệt mỏi, đau tức bụng dưới, đôi khi có lẫn máu: Viêm bàng quang.

- Nước tiểu xanh lá cây, tiểu đau rát hoặc có mủ: Nhiễm khuẩn proteus, là dạng nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ra bệnh sỏi thận.

- Nước tiểu xanh, đau bụng dưới và tiểu rát: Viêm đường tiết niệu.

Trong một số trường hợp, nước tiểu chuyển màu xanh xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường khác, tốt nhất nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thực hư việc nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ?

Sau sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ thử thách nhắm mắt, đứng một chân để phát hiện đột quỵ. Cách này liệu có đúng?

TIN MỚI NHẤT