Có hàng loạt dấu hiệu phổ biến nhưng dễ bỏ qua, dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh thận hay bị bỏ qua nhất.
- Bỏ qua vết xước nhỏ, cô giáo suy thận sau khi làm thịt lợn
- Thương tâm: Sau khi sinh con đầu lòng, sản phụ 19 tuổi bị suy tim, suy thận nguy kịch đã tử vong
Khó ngủ
Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng.
Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng.
Da khô và ngứa
Thận khỏe mạnh thực hiện công việc bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu việc cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng đã gặp vấn đề dẫn đến bệnh xương và thận.
Hôi miệng
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bạn bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.
Khó thở
Mối liên quan giữa bệnh thận và chứng khó thở, đặc biệt là khi không vận động nhiều có thể do 2 yếu tố. Đầu tiên, chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động kém. Thứ hai, thiếu máu làm mất oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở.
Thay đổi về nước tiểu
Thận chịu trách nhiệm sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải thông qua đường tiểu. Không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất, mùi, màu sắc và sự xuất hiện của nước tiểu. Các thay đổi đáng chú ý bao gồm:
- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Đi tiểu 4-10 lần/ ngày là bình thường
- Nhìn thấy máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có bọt.
Sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thế. Việc này dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn. Sưng phần dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.
Đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.
Bọng mắt
Một dấu hiệu sớm rằng hệ thống lọc của thận của bạn bị hư hỏng là bạn có thể thấy protein trong nước tiểu và xuất hiện bọng mắt. Các bọng quanh mắt của bạn có thể do thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu.
Cao huyết áp
Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Thận có nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận.
Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt. Ảnh minh hoạ: Internet
Cảm thấy ớn lạnh
Bệnh nhân suy thận cần được thăm khám, chăm sóc và điều trị kịp thời.
Theo các bác sỹ, thiếu máu do suy thận có thể khiến sức đề kháng của bạn giảm sút, da kém sắc, lúc nào cũng thấy ớn lạnh, ngay cả khi bạn đang trong phòng có nhiệt độ cao."
Đau cạnh sườn và hai chân
Suy thận có thể dẫn đến những cơ đau, có thể đau xuất hiện ở cạnh sườn sát với thận, đau thắt lưng và đau ở hai chân. Mặc dù đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp thận suy.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh bệnh thận:
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 - 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.
- Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.