3 đơn vị nghiên cứu Mỹ - Anh cho thấy thiếu ngủ có thể gây hại cho trái tim bạn nhưng ngủ quá nhiều mới thực sự dẫn đến thảm họa nhồi máu cơ tim.
- Mắc bệnh này dễ dẫn đến đột quỵ, nhồi máu, suy thận: Chuyên gia đầu ngành chỉ cách phòng
- Sợ nhồi máu cơ tim do trời nóng: sơ cứu cách nào?
Nghiên cứu mới từ Đại học Colorado ở Boulder (CU Boulder), Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) và Đại học Manchester (Anh) dựa trên gần nửa triệu tình nguyện viên tại Anh đã cung cấp nhiều phát hiện mới về ảnh hưởng của số giờ ngủ lên hệ tim mạch. Họ có độ tuổi 40-69, chưa có tiền sử nhồi máu cơ tim, được theo dõi trong thời gian trung bình là 7 năm.
Công trình vừa đăng tải trên tờ Journal of the American College of Cardiology xoáy vào những cơn nhồi máu cơ tim – nguyên nhân gây tử vong hàng nhất nhì ở nhiều quốc gia. Theo đó, nếu bạn ngủ đủ (7-8 giờ mỗi đêm), hoặc tạm đủ hay chỉ hơi thừa (6-9 giờ), bạn sẽ ít phải sợ tai biến chết người ngày.
Tuy nhiên chỉ cần vượt khỏi vùng an toàn 6-9 giờ, bạn sẽ phải coi chừng trái tim mình "nổi loạn". Càng xa vùng an toàn, nguy cơ càng tăng.
Nếu bạn ngủ chỉ từ 5-6 giờ, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng 20%. Ngủ 9-10 giờ, nguy cơ tăng đến tăng 34%.
Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng hơn gấp rưỡi khi ngủ dưới 5 giờ: 52% và mọi thứ khủng khiếp nhất khi bạn ngủ trên 10 giờ: tăng gấp đôi – tức mức tăng là 100%!
Các nghiên cứu trước đây từng tìm ra sự liên quan giữa giấc ngủ quá ngắn với ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc – nội mạc động mạch, sự phát triển của các tế bào viêm trong tủy xương… Ngủ quá nhiều cũng làm tăng quá trình viêm trong cơ thể, vốn liên quan đến bệnh và các tai biến tim mạch.